An toàn thực phẩm là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó, để đảm bảo an toàn thực phẩm thì tập huấn, phổ biến kiến thức an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở kinh doanh và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh là bắt buộc. Dưới đây là bài viết của Công ty Luật ACC về Tài liệu tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, xin mời quý khách cùng tham khảo.
Tài liệu tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm
1. Đối tượng nào phải tập huấn, phổ biến kiến thức an toàn thực phẩm:
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT quy định đối tượng được cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm gồm có:
- Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh: Chủ của cơ sở hoặc người được chủ cơ sở thuê/uỷ quyền để điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm và thuỷ sản của cơ sở.
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh: Là người tham gia trực tiếp vào các công đoạn sản xuất, kinh doanh thực phẩm của cơ sở.
Theo quy định trên thì chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm phải được tập huấn các kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau khi đạt được giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm thì tổ chức gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
2. Tài liệu tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm
STT |
NỘI DUNG |
GHI CHÚ |
|
1 |
Biểu mẫu kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn |
Bắt buộc y mẫu |
|
2 |
Mẫu danh sách xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm |
Mẫu gợi ý, cơ sở có thể thay đổi nhưng cần đảm bảo đủ nội dung |
|
3 |
05 chìa khóa |
Tài liệu truyền thông, tập huấn |
|
4 |
10 nguyên tắc vàng |
Tài liệu truyền thông, tập huấn |
|
5 |
Kiểm thực ba bước |
Bắt buộc thực hiện |
|
6 |
Lưu mẫu thức ăn |
Bắt buộc thực hiện |
|
7 |
Quy trình rửa tay |
Tài liệu truyền thông, tập huấn |
|
8 |
Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức an toàn thực phẩm |
Tài liệu tập huấn tham khảo trong thời gian chờ bộ y tế ban hành bộ câu hỏi mới |
|
9 |
Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31/03/2017 hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống |
Bắt buộc thực hiện |
|
10 |
An toàn thực phẩm là trách nhiệm của mỗi người |
Tài liệu truyền thông, tập huấn |
|
Xem thêm về Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm qua bài viết của Công ty Luật ACC
3. Nội dung tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm:
Tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm là quá trình đào tạo nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, lưu trữ và vận chuyển thực phẩm.
Nội dung tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:
– Giới thiệu về vệ sinh an toàn thực phẩm: Giới thiệu về các nguyên tắc cơ bản của vệ sinh an toàn thực phẩm, tầm quan trọng của việc bảo đảm an toàn thực phẩm;
– Các yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm: Các yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm: nguồn gốc thực phẩm, vật liệu đóng gói, môi trường sản xuất, nguyên liệu và dụng cụ sử dụng, cách thức sản xuất và chế biến, điều kiện bảo quản, vận chuyển và phân phối;
– Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm: Các quy trình và phương pháp quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm: lập kế hoạch và giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, đào tạo nhân viên, nghiên cứu và áp dụng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra và giám sát sản phẩm thực phẩm;
– Kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm: Các phương pháp kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm bao gồm: kiểm tra và chẩn đoán ô nhiễm thực phẩm, xác định nguyên nhân và phương pháp khắc phục, áp dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm;
– Xử lý thực phẩm bị ô nhiễm: Các phương pháp xử lý thực phẩm bị ô nhiễm bao gồm: thu hồi sản phẩm thực phẩm, phá hủy sản phẩm thực phẩm, đánh dấu sản phẩm thực phẩm bị ô nhiễm;
– Thực hiện kiểm soát và giám sát: Thực hiện kiểm soát và giám sát quá trình sản xuất, chế biến, lưu trữ và vận chuyển thực phẩm để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Việc tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng vì các lý do sau:
Bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng: Thực phẩm bẩn, nhiễm độc, không được bảo quản đúng cách có thể gây ra những nguy hiểm về sức khỏe cho người tiêu dùng, từ các triệu chứng nhẹ như tiêu chảy đến các bệnh nguy hiểm như bệnh viêm gan, ung thư dạ dày, v.v. Tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm được sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối đúng cách, tránh nguy cơ gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Nâng cao chất lượng sản phẩm: Tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm giúp các nhân viên trong ngành thực phẩm nắm vững các quy trình và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, từ đó đảm bảo chất lượng sản phẩm được cải thiện và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Đáp ứng yêu cầu pháp luật: Việc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn và quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm theo các quy định của pháp luật. Việc tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu này và tránh bị phạt hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Quy trình tập huấn, phổ biến kiến thức an toàn thực phẩm
Bước 1: Chuẩn bị bộ tài liệu tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên. Tuỳ vào mỗi sản phẩm thuộc cơ quan quản lý nào mà doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ tài liệu tập huấn tương ứng. Doanh nghiệp có thể tải bộ câu hỏi về an toàn thực phẩm tại:
- Quyết định số 1390/QĐ-BCT năm 2020: Đối với các sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Công thương.
- Quyết định số 37/QĐ-ATTP năm 2015: Đối với các sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Y tế.
- Quyết định số 381/QĐ-QLCL năm 2014: Đối với các sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Bước 2: Lập quyết định về việc tổ chức thi xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, dựa trên câu hỏi có sẵn để chọn và được soạn thành bộ đề chính thức.
Bước 3: Tổ chức cho nhân viên thuộc đối tượng tham gia tập huấn theo quy định thi kiến thức an toàn thực phẩm.
Bước 4: Hội đồng tổ chức thi tiến hành chấm điểm và đánh giá, tổng kết kết quả thi của từng nhân viên.
Bước 5: Các nhân viên đạt sẽ được xác nhận đã tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và lập danh sách hoàn chỉnh, lưu hồ sơ tài liệu chứng minh nhân viên đó đã được tập huấn.
5. Lợi ích của việc tập huấn, phổ biến kiến thức an toàn thực phẩm
Lợi ích của việc tập huấn, phổ biến kiến thức an toàn thực phẩm
Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm là rất cần thiết và mang lại nhiều lợi ích, cụ thể:
- Giúp cho chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và các biện pháp để bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Giúp các tổ chức, cá nhân nắm vững quy định về an toàn thực phẩm và thực hiện đúng các quy định này.
- Giúp chủ cơ sở, người tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm ngay từ những khâu đầu tiên cho đến khi tiêu thụ hàng hoá.
- Giúp thay đổi được các hành vi của chủ cơ sở, người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm như: rửa tay, bảo quản, che đậy, bao gói, trang bị thực phẩm,...
6. Tập huấn, phổ biến kiến thức an toàn thực phẩm ở đâu
Theo quy định tại Công văn số 244/ATTP-NĐTT năm 2019 của Cục an toàn thực phẩm - Bộ Y tế có nêu:
- Người trực tiếp sản xuất thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống phải chủ cơ sở xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm. Do đó, việc tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có thể do cá nhân (tự học), do cơ sở tổ chức mời chuyên gia giảng và cũng có thể tổ chức kiểm tra, đánh giá.
- Tài liệu tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên được cơ sở tiến hành tự biên soạn hoặc sử dụng tài liệu được cơ quan quản lý ban hành.
Như vậy, tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm do cá nhân tự hoặc hoặc do cơ sở tổ chức mời chuyên gia giảng,... và có thể tổ chức kiểm tra, đánh giá. Chủ cơ sở sẽ căn cứ kết quả đánh giá để lập danh sách xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm.
7. Mọi người cùng hỏi
Thời hạn của Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm được quy định ra sao?
Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ do chủ cơ sở xác nhận và không đặt ra vấn đề thời hạn của giấy xác nhận này.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm?
Cơ quan có quyền quyết định cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm là Cục an toàn thực phẩm.
Tại sao doanh nghiệp phải tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho nhân viên?
Tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm giúp cho những người tiếp xúc với thực phẩm có những kiến thức cơ bản về thực phẩm cũng như biết cách chủ động phòng tránh rủi ro trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Trên đây là những thông tin về Tài liệu tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. Nếu cần hỗ trợ hay còn điều vướng mắc, hãy liên hệ ngay Công ty Luật ACC để được hỗ trợ nhanh nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận