Quyền lực xã hội là một dạng quan hệ xã hội theo chiều dọc biểu hiện ở khả năng một cá nhân hoặc nhóm điều khiển hành vi, thái độ, quan điểm của cá nhân khác, nhóm khác. Chủ thể và khách thể thực hiện quyền lực xã hội có thể là một cá nhân, một nhóm xã hội hay một cộng đồng, một xã hội. Thực chất, quyền lực chính là việc giới hạn đồng thời mở rộng mức độ tự do của các chủ thể và khách thể thực hiện quyền lực.
1. Quyền lực công cộng là gì?
Quyền lực công cộng được chia làm hai loại : nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Quyền lực công nghĩa rộng chỉ đến là nơi cơ quan nhà nước chiếm lấy, quyết định phiến diện nhằm thay đổi sức mạnh của cơ quan tương đối hoặc quyền lợi nghĩa vụ tư nhân tương đối ; trường hợp như việc chiếm lấy có thể là quyền lực nắm giữ giấy phép, giấy chứng nhận hoặc cưỡng chế xua đuổi, chia cách. Ngoài ra, giàn kết cấu cơ bản của quyền lực công theo nghĩa hẹp tương đồng với nghĩa rộng, phân biệt ở chỗ việc sử dụng sức mạnh quyền lực công theo nghĩa hẹp chĩa thẳng vào thời điểm cơ quan tương đối hoặc tư nhân tương đối bị mất lợi ích, cũng chính là nếu việc sử dụng sức mạnh quyền lực công gây nên tư nhân hoặc cơ quan tương đối bị gánh vác xâm hại, thì mới gọi là quyền lực công nghĩa hẹp.
Quyền lực công là cộng đồng loài người (nhà nước, xã đoàn, tổ chức quốc tế, v.v) vì sản xuất, phân phối và cung cấp đồ vật và phục vụ công cộng (chế độ chính trị, an toàn, trật tự, cơ cấu nền móng xã hội, v.v), xúc tiến, giữ gìn và thật hiện xã hội công bình chính nghĩa, cho nên tiến hành tổ chức, chỉ huy và quản lí đối với thành viên của cộng đồng, tiến hành quyết sách và quyền lực để đặt ra pháp luật và chấp hành đối với sự vụ của cộng đồng. Quyền lực công hợp pháp về bản chất là sự nhượng độ một phần lợi ích với thành viên xã hội trong phạm vi nhất định, nói cách khác là sự trao cho quyền với thành viên xã hội trong phạm vi nhất định.
2. Quyền lực xã hội là gì?
Quyền lực xã hội là một dạng quan hệ xã hội theo chiều dọc biểu hiện ở khả năng một cá nhân hoặc nhóm điều khiển hành vi, thái độ, quan điểm của cá nhân khác, nhóm khác. Chủ thể và khách thể thực hiện quyền lực xã hội có thể là một cá nhân, một nhóm xã hội hay một cộng đồng, một xã hội. Thực chất, quyền lực chính là việc giới hạn đồng thời mở rộng mức độ tự do của các chủ thể và khách thể thực hiện quyền lực.
3. So sánh quyền lực công cộng và quyền lực xã hội
Nguồn gốc
- Quyền lực công cộng:
Nó có nguồn gốc ở quyền lực tư, là thủ đoạn và sự bảo vệ mà quyền lực tư thực hiện. Quyền lực công có ích cho việc thực hiện bảo vệ quyền lực cá nhân và xúc tiến sự văn minh và tiến bộ của xã hội. Mặt khác, quyền lực công có sẵn giới hạn nội tại và đặc tính dị hoá của nó.
- Quyền lực xã hội:
Những yếu tố tạo tạo ra quan hệ quyền lực xã hội? Khi các cá nhân hoàn toàn xa lạ lần đầu tương tác với nhau thì quan hệ đó chưa có quan hệ quyền lực. Khi quan hệ xã hội giữa các cá nhân này xác lập thì quan hệ quyền lực mới xuất hiện. Theo quan điểm của Karl Marx (1818-1883) thì nguồn gốc của sự bất bình đẳng xã hội chính là việc sở hữu hay không sở hữu tư liệu sản xuất. Chế độ sở hữu tư nhân là nguồn gốc tạo ra sự phân chia quyền lực trong xã hội, mà ở đó người chiếm hữu tư liệu sản xuất là người có quyền lực điều chỉnh hành vi và cơ hội của người không có tư liệu sản xuất. Max Weber cho rằng quyền lực không chỉ có nguồn gốc là kinh tế mà còn có từ nhiều yếu tố phi kinh tế khác nữa (gia đình, học vấn, tôn giáo, uy tín,...). Trong các dạng quyền lực xã hội, quyền lực quan trọng nhất là quyền lực chính trị. Quyền lực chính trị thường được các cơ quan của chính phủ thực hiện.
Talcott Parsons, thì cho rằng nguồn gốc của quyền lực nằm ở vị thế của một cấu trúc xã hội. Cấu trúc này hoạt động hài hòa, ổn định; nó quy định cho mỗi vị thế xã hội một quyền hạn tương ứng. Để thực hiện quyền hạn này, nó đặt ra cho vị thế đó một mô hình hành vi được phép, đáng được mong đợi; nghĩa là khi chúng ta thực hiện các vai trò được xã hội trao cho, thì chúng ta cũng thực hiện quyền lực mà chúng ta được ủy nhiệm. Như vậy xã hội đã tạo cho các vai trò này một sự hợp pháp, hay một sự chính đáng; tức là, nếu chúng ta có sự chính đáng, có sự hợp pháp, thì chúng ta có quyền lực. Quyền lực của các vai trò xã hội không giống nhau, nhưng chúng phối hợp với nhau để tạo ra một cơ cấu thống nhất và hài hòa.
Hình thức
- Quyền lực công cộng: do nhà nước tổ chức ra và là công cụ bảo vệ nhà nước, do đó mang bản chất của nhà nước lập ra nó. Chẳng hạn: “Quân đội nhân dân của chế độ dân chủ A-ten là một quyền lực công cộng của bọn quý tộc, chống lại những nô lệ mà họ bắt phải phục tùng”. Nói cách khác, quân đội nhân dân của chế độ dân chủ A-ten mang bản chất giai cấp của giai cấp chủ nô dân chủ, bảo vệ chế độ dân chủ A-ten. từ khi xuất hiện nhà nước, quyền lực công cộng - trong đó quân đội với tư cách là một bộ phận hợp thành của quyền lực công cộng -“đã trở thành mục đích chủ yếu của nhà nước”, mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị trong xã hội. Nhân dân lúc này chỉ cung cấp binh lính và nuôi binh lính chứ không còn là người thành lập ra quân đội, cảnh sát như trong tổ chức thị tộc trước đây nữa.
- Quyền lực xã hội:
- Cưỡng bức (force);
- Uy quyền (authority);
- Quyền lực tuyệt đối;
- Quyền lực quân chủ;
- Quyền lực thiểu số;
- Quyền lực dân chủ.
- Tổ chức xã hội
- Bộ máy quan liêu
- Quyền lực mềm
- Quyền lực thông minh
- Trật tự xã hội
Quan điểm:
Tư tưởng của Ph.Ăngghen về “quyền lực công cộng”:
Nghiên cứu các kiểu nhà nước đã và đang tồn tại trong lịch sử, Ph.Ăngghen cho rằng nhà nước có ba đặc trưng cơ bản.
Thứ nhất, nhà nước “phân chia thần dân của nó theo địa vực”. Do nhu cầu phát triển của sản xuất và trao đổi mà những liên minh thị tộc cũ được hình thành trên cơ sở huyết thống đã không còn thích hợp và cần phải thay bằng một liên minh mới. Trong liên minh mới này, các thành viên thuộc tất cả các thị tộc hay bộ lạc đều được tự do đi lại, được thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ xã hội.
Thứ hai, “là sự thiết lập một quyền lực công cộng, không còn trực tiếp là dân cư tự tổ chức thành lực lượng vũ trang nữa” mà do nhà nước tổ chức ra. Theo Ph.Ăngghen, nội hàm của khái niệm quyền lực công cộng “không phải chỉ gồm những người được vũ trang mà còn gồm những công cụ vật chất phụ thêm nữa, như nhà tù và đủ các loại cơ quan cưỡng bức mà tổ chức xã hội thị tộc không hề biết đến”.
Thứ ba, “Để duy trì quyền lực công cộng đó, cần phải có sự đóng góp của công dân, đó là thuế má” và cùng với chính sách thuế má là việc “phát hành trước những hối phiếu, thực hiện các khoản vay nợ, tức là phát hành công trái”.
Về tính tất yếu của việc thiết lập quyền lực công cộng.
Trong cộng đồng thị tộc, tù trưởng (người cầm đầu trong thời bình) và thủ lĩnh quân sự là do tất cả đàn ông và đàn bà trong cộng đồng thị tộc đó bầu ra và “khi ở trong bộ lạc, mọi thành viên nam giới đến tuổi thành niên đều là chiến binh thì vẫn chưa có một quyền lực công cộng tách khỏi nhân dân và có thể đứng đối lập với nhân dân”.
Người thủ lĩnh quân sự được thị tộc bầu ra “Ngoài những chức năng quân sự của mình... còn có những chức năng tế lễ và tư pháp nữa; những chức năng tế lễ và tư pháp này không được quy định một cách thật chính xác, còn những chức năng quân sự thì người thủ lĩnh quân sự thực hành với tư cách là đại biểu tối cao của bộ lạc, hay của liên minh bộ lạc”.
Cũng như việc bầu ra tù trưởng hay chỉ huy quân sự, việc bãi miễn các chức vụ này cũng do toàn thể nam, nữ thành viên trong thị tộc quyết định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc bãi miễn này có thể do “Hội đồng bộ lạc” quyết định, kể cả khi thị tộc không đồng ý. Đáng chú ý là, các chức sắc, sau khi bị bãi miễn, đều trở thành chiến binh bình thường như mọi người khác, thành thường dân.
Ph.Ăngghen cho rằng, dẫu sao thì tổ chức thị tộc vẫn là một hình thức cộng đồng người “tốt đẹp”: Không có quân đội, hiến binh và cảnh sát, không có quý tộc, vua chúa, tổng đốc, trưởng quan và quan tòa, không có nhà tù, không có những vụ xử án,- thế mà mọi việc vẫn trôi chảy.
Việc tách chăn nuôi khỏi trồng trọt đã hình thành nên các bộ lạc du mục. Những bộ lạc du mục này từng bước tách rời khỏi bộ phận còn lại của những người dã man. Đây là sự phân công xã hội lớn đầu tiên. “Từ sự phân công xã hội lớn lần đầu tiên, đã nảy sinh ra sự phân chia lớn đầu tiên trong xã hội thành hai giai cấp: chủ nô và nô lệ, kẻ bóc lột và người bị bóc lột”.
Do lợi ích cơ bản đối lập nhau, trước hết là lợi ích kinh tế, nên các giai cấp này luôn luôn đấu tranh với nhau. Để cho những mặt đối lập đó không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội trong một cuộc đấu tranh vô ích thì cần phải có một lực lượng nảy sinh từ xã hội, nhưng lại đứng trên xã hội và ngày càng tách rời khỏi xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng “trật tự”. Lực lượng đó chính là nhà nước.
Từ khi nhà nước xuất hiện, hệ tư tưởng chính trị ra đời thì quyền lực công cộng không còn trực tiếp là dân cư tự tổ chức thành lực lượng vũ trang nữa. Nhà nước tổ chức ra quân đội, cảnh sát; xây dựng nhà tù và các loại cơ quan cưỡng bức khác mà người ta không hề biết đến trong tổ chức xã hội thị tộc trước đó. Khi những mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng trở nên gay gắt, khi những nước giáp giới nhau ngày càng rộng lớn và đông đúc hơn, thì quyền lực đó cũng ngày càng được tăng cường, một sự tăng cường đến mức nó có thể nuốt toàn thể xã hội và nuốt luôn cả nhà nước (Ph.Ăngghen).
Như vậy, với sự xuất hiện giai cấp và sự ra đời của nhà nước, các chức năng quân sự của thủ lĩnh quân sự không còn phù hợp nữa, mà phải được thay thế băng một quyền lực khác mạnh hơn, với phạm vi hoạt động rộng hơn, không chỉ gồm những người được vũ trang mà còn gồm những công cụ vật chất phụ thêm nữa, nhà tù và đủ các loại cơ quan cưỡng bức khác. Đó chính là quyền lực công cộng của xã hội có sự phân chia giai cấp. Ph.Ăngghen khẳng định: “ Quyền lực công cộng đặc biệt đó là cần thiết, vì từ khi có sự phân chia xã hội thành giai cấp thì không thể có tổ chức vũ trang tự hoạt động của dân cư được nữa”. Để chống lại nô lệ và bắt nô lệ cùng với những công dân phải phục tùng thì “một đội cảnh binh trở nên cần thiết” và Ph.Ăngghen khẳng định: “Quyền lực công cộng đó đều tồn tại trong mỗi nhà nước”.
Về tính giai cấp của quyền lực công cộng.
Nảy sinh từ nhu cầu phải kiềm chế những sự đối lập giai cấp, cho nên nhà nước là nhà nước của giai cấp có thế lực nhất - giai cấp thống trị về mặt kinh tế, và nhờ thống trị về mặt kinh tế mà thống trị luôn về mặt chính trị và do đó có thêm được những phương tiện mới để đàn áp và bóc lột giai cấp bị áp bức.
Để chứng minh cho các nhận định trên, Ph.Ăngghen lấy ví dụ về một số kiểu nhà nước đã tồn tại trong lịch sử. Ví như: nhà nước thời cổ trước hết là nhà nước của bọn chủ nô dùng để đàn áp nô lệ, cũng như nhà nước phong kiến là cơ quan của bọn quý tộc dùng để đàn áp nông nô và những nông dân bị phụ thuộc, còn nhà nước đại nghị hiện đại là công cụ của tư bản dùng để bóc lột lao động làm thuê. Với ba hình thức nô dịch lớn đặc trưng cho ba thời kỳ lớn của thời đại văn minh: chế độ nô lệ; chế độ nông nô và chế độ làm thuê trong thời kỳ hiện đại, nhà nước “vẫn chỉ là nhà nước của giai cấp thống trị, và trong mọi trường hợp, về thực chất, vẫn là bộ máy dùng để đàn áp giai cấp bị áp bức, bị bóc lột”.
“Quyền lực công cộng” do nhà nước tổ chức ra và là công cụ bảo vệ nhà nước, do đó mang bản chất của nhà nước lập ra nó. Chẳng hạn: “Quân đội nhân dân của chế độ dân chủ A-ten là một quyền lực công cộng của bọn quý tộc, chống lại những nô lệ mà họ bắt phải phục tùng”. Nói cách khác, quân đội nhân dân của chế độ dân chủ A-ten mang bản chất giai cấp của giai cấp chủ nô dân chủ, bảo vệ chế độ dân chủ A-ten.
Vậy là, từ khi xuất hiện nhà nước, quyền lực công cộng - trong đó quân đội với tư cách là một bộ phận hợp thành của quyền lực công cộng -“đã trở thành mục đích chủ yếu của nhà nước”, mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị trong xã hội. Nhân dân lúc này chỉ cung cấp binh lính và nuôi binh lính chứ không còn là người thành lập ra quân đội, cảnh sát như trong tổ chức thị tộc trước đây nữa.
Về sức mạnh của quyền lực công cộng: Ph.Ăngghen cho rằng con người với tổ chức và phương thức chiến đấu, chất lượng và số lượng, sự ủng hộ của dân cư cùng với đó là vũ khí, kỹ thuật v.v. sẽ góp phần quyết định sức mạnh của quyền lực công cộng: “toàn bộ tổ chức và phương thức chiến đấu của quân đội, và do đó, thắng lợi và thất bại, đều tỏ ra là phụ thuộc vào những điều kiện vật chất, nghĩa là điều kiện kinh tế, vào chất liệu của con người và của vũ khí, nghĩa là vào chất lượng và số lượng của dân cư và của kỹ thuật”.
Ph.Ăngghen coi trọng tính kỷ luật, coi đây là sức mạnh của lực lượng vũ trang. Ông dẫn lời mô tả của Na-pô-lê-ông về cuộc chiến đấu giữa đội kỵ binh Pháp với kỵ binh Ma-me-lúc để chứng minh cho nhận định đó: “Hai người lính Ma-me-lúc thì trội hơn hẳn 3 người lính Pháp; 100 người lính Ma-me-lúc và 100 người lính Pháp thì ngang nhau; 300 người lính Pháp thì thường thường trội hơn 300 người lính Ma-me-lúc; và 1000 người lính Pháp thì bao giờ cũng đánh bại được 1500 người lính Ma-me-lúc”. Ở đây, sự biến đổi về lượng đã làm thay đổi về chất. Sự thay đổi đó do tính kỷ luật quyết định.
Kỵ binh Pháp tuy kém về tài nghệ nhưng có kỷ luật, kỵ binh Ma-me-lúc chắc chắn là giỏi nhất thời bấy giờ về chiến đấu đơn độc nhưng lại thiếu kỷ luật, do đó cùng tỷ lệ 2:3 nhưng với số lượng ít thì hai người lính Ma-me-lúc trội hơn hẳn 3 người lính Pháp; nhưng cũng với tỷ lệ 2:3 mà số lượng tăng lên thì 1000 người lính Pháp bao giờ cũng đánh bại được 1500 người lính Ma-me-lúc.
Ngoài, sức mạnh của quyền lực công cộng còn phụ thuộc một phần rất lớn vào cơ sở vật chất, vào “những công cụ” - tức là dựa vào vũ khí. Ông nói: súng lục thắng thanh kiếm; kẻ sản xuất ra công cụ bạo lực hoàn hảo hơn phải thắng kẻ sản xuất ra công cụ bạo lực không hoàn hảo bằng. Tóm lại, thắng lợi của bạo lực dựa vào việc sản xuất vũ khí, và việc sản xuất vũ khí lại dựa vào sản xuất nói chung, do đó, lại dựa vào “lực lượng kinh tế”, vào “tình hình kinh tế”, và những phương tiện vật chất mà bạo lực chi phối được.
Tuy nhiên, sự hoàn hảo hay không của công cụ bạo lực và vũ khí là do con người quyết định; súng lục hay thanh kiếm đều do con người làm ra, nó chỉ là cái làm gia tăng thêm sức mạnh của bạo lực mà thôi. Cuối cùng, ông đi đến kết luận: “bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, những điều kiện kinh tế và tài nguyên kinh tế đều là những cái đã giúp cho “bạo lực” chiến thắng, nếu không có những điều kiện và tài nguyên đó thì bạo lực không còn là bạo lực nữa”.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền lực xã hội:
Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Đạo đức cách mạng" đã đặc biệt lưu ý đến đặc trưng này của đời sống con người làm phát sinh nhu cầu về quyền lực xã hội trong quản lí, điều hành các hoạt động cộng đồng: Từ lúc đầu, loài người đã phải đấu tranh đối với giới tự nhiên để sống còn, như chống thú dữ, chống mưa nắng... Muốn thắng lợi, thì mỗi người phải dựa vào lực lượng của số đông người, tức là của tập thể, của xã hội. Riêng lẻ từng cá nhân thì nhất định không thắng nổi tự nhiên, không sống còn được... Quyền lực xã hội cũng đặc biệt cần thiết trong tổ chức nền sản xuất xã hội. Như vậy, quyền lực xã hội đã ra đời, tồn tại với tính cách là một nhu cầu khách quan, có vai trò của một chức năng xã hội, một thuộc tính không thể thiếu được của cuộc sống cộng đồng, dù nhỏ hay lớn. Tuỳ thuộc vào nhu cầu tổ chức, quản lí mà tính chất của quyền lực xã hội có những biểu hiện khác nhau: trong một đoàn thể, một chính đẳng, tính chất của quyền lực xã hội khác với quyền lực xã hội trong một gia đình, một dòng họ, một hội đoàn theo nghề nghiệp. Tuỳ thuộc vào thành phần dân cư của cộng đồng - thuần nhất hay đa dạng, đối lập nhau về quyền lợi mà tính chất của quyền lực xã hội lại khác: trong một chính đẳng gồm những người cùng chí hướng, tự nguyện gia nhập phấn đấu vì một lí tưởng khác với tính chất của quyền lực xã hội tổn tại trong một quốc gia với những tầng lớp dân cư khác nhau về vị trí xã hội, đối lập nhau về lợi ích... Một yếu tố khác có tính chất cũng rất cơ bản là phương thức thiết lập quyền lực xã hội: trên cơ sở một sự tự nguyện, tự giác chấp nhận hay bằng phương thức áp đặt, cưỡng chế, bạo lực... Từ đó, quyền lực xã hội được hình thành trên cơ sở các quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán, nghí lễ tôn giáo và sự thừa nhận quyền uy của người đứng đầu.
Nội dung bài viết:
Bình luận