So sánh 5 bản hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ

Hiến pháp là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước, Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật. Hiến pháp là văn kiện chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng, là nhân tố bảo đảm sự ổn định chính trị, xã hội và chủ quyền của quốc gia, thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ. Theo dòng lịch sử lập hiến của nước ta, kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp ra đời trong những bối cảnh và ở những thời điểm lịch sử nhất định nhằm thể chế hóa đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Bài viết sau đây, hãy cùng so sánh 5 bản Hiến pháp Việt Nam qua từng thời kỳ.

So Sánh Các Bản Hiến Pháp Việt Nam Qua Các Thời Kỳ

So sánh 5 bản hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ

1. Tiêu chí so sánh 5 bản Hiến pháp Việt Nam

05 bản hiến pháp được so sánh với nhau dựa trên các tiêu chí sau:

  • Lời nói đầu
  • Chế độ chính trị
  • Quyền con người và Quyền công dân
  • Kinh tế – Văn hóa – Xã hội – ANQP
  • Tổ chức Bộ máy nhà nước ở Trung ương
  • Tổ chức Bộ máy nhà nước ở địa phương
  • Toàn án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

2. Điểm giống nhau giữa 5 bản hiến pháp

Là đạo luật cơ bản của Quốc gia thể hiện chủ quyền của Nhân dân do chủ thể đặc biệt là Nhân dân trực tiếp thông qua bằng trưng cầu ý dân, hoặc cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước cao nhất của Nhân dân thông qua theo một trình tự, thủ tục đặc biệt. Có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. Nhằm mục đích bảo vệ các quyền tự nhiên của con người trước Nhà nước, đề cao quyền bình đẳng, độc lập dân tộc. Đều là Hiến pháp thành văn (căn cứ vào hình thức thể hiện), Hiến pháp cương tính (căn cứ vào thủ tục sửa đổi, bổ sung, thông qua Hiến pháp), Hiến pháp xã hội chủ nghĩa (căn cứ vào chế độ chính trị).

3. Điểm khác nhau giữa 5 bản hiến pháp 

TIÊU ĐỀ 1946 1959 1980 1992 2013
Lời nói đầu – Ngắn gọn, xúc tích. – Lời nói đầu dài.

– Khẳng định chiến thắng vẻ vang đồng thời manh nha khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng.

– Lời nói đầu rất dài.

– Ca ngợi chiến thắng của dân tộc.

– Bắt đầu ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng.

– Lời nói đầu tương đối dài. – Lời nói đầu tương đối dài.
Chế độ chính trị – Hình thức chính thể Việt Nam: là 01 nước dân chủ cộng hòa.

– Không ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.

– Hình thức chính thể Việt Nam: là 01 nước dân chủ cộng hòa.

– Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua HĐND và Quốc hội.

– Nước XHCN.

-Quy định một số quyền không thực tế.

– Nước XHCN.

– Thực hiện trên cơ sở phân công phối hợp quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

– XHCN.

– Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp: biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.

– Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Tổ chức phân công, phối hợp kiểm soát.

Quyền con người

Quyền công dân

– Vị trí chương 2.

– Quy định 18 quyền công dân 1 cách ngắn gọn, xúc tích.

– Vị trí chương 3.

– Quy định 21 quyền, Cụ thể hóa hơn những quy định về quyền con người, quyền công dân so với Hiến pháp năm 1946.

– Vị trí chương 5.

– Quy định 29 quyền công dân 1 cách ngắn gọn, xúc tích.

– Vị trí chương 5.

– Quy định 34 quyền. Cụ thể hóa quyền tư hữu của Hiến pháp năm 1946.

– Vị trí chương 2.

– Quy định 38 quyền. Có 5 quyền mới Quyền được sống, quyền được sống trong môi trường trong lành, quyền được hưởng thụ các giá trị văn hóa …

Kinh tế – Văn hóa – Xã hội – ANQP – Không quy định thành 01 chương riêng. – Có chương riêng.

– Có 4 thành phần kinh tế không có tư nhân.

– Có chương riêng.

– Có 2 thành phần kinh tế Nhà nước và Hợp tác xã.

– Không thừa nhận nền kinh tế tư nhân.

– Có chương riêng.

– Có 6 thành phần kinh tế.

– Có chương riêng.

– Nhiều thành phần kinh tế.

Tổ chức BMNN ở Trung ương –  Nghị viện do nhân dân cả nước bầu ra có nhiệm kỳ 3 năm. Hiến pháp không quy định cụ thể nhiệm vụ quyền hạn của Nghị viện mà chỉ quy định 1 cách chung chung.

– Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nhân dân thể hiện quyền lập hiến, lập pháp.

– Vai trò của Chủ tịch nước: có nhiều quyền hạn, là 1 chế định hết sức độc đáo. Được đánh giá là mạnh mẽ nhất so với bản Hiến pháp sau này.

– Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của cả nước.

– Quốc hội do toàn dân bầu ra. Nhiệm kỳ 4 năm. Nhiệm vụ quyền hạn của quốc hội được quy định cụ thể và chi tiết hơn so với Hiến pháp năm 1946.

– Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nhân dân. Cơ quan đại diện của nhân dân.

– Chủ tịch nước không còn nằm trong chính phủ, được tách ra thành 1 chế định riêng.

– Là cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước.

– Quốc hội do nhân dân bầu ra, có nhiệm kỳ 5 năm. Nhiệm vụ quyền hạn của quốc hội được quy định nhiều thậm chí vượt ra bên ngoài Hiến pháp.

– Hội đồng Nhà nước có chức năng vừa là Cơ quan thường trực Quốc hội và Chủ tịch tập thể.

– Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nhân dân. Cơ quan đại diện của nhân dân.

– Chủ tịch nước tập thể.

– Là cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính cao nhất của Quốc hội.

– Quốc hội do nhân dân bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm. Nhiệm vụ quyền hạn không có toàn quyền so với năm 80 nữa.

– Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nhân dân. Cơ quan đại diện của nhân dân.

– Chủ tịch nước là cá nhân quyền hạn không lớn.

– Là cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước.

– Quốc hội do nhân dân bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm, trong trường hợp kéo dài không quá 12 tháng. Nhiệm vụ quyền hạn gần giống Hiến pháp năm 1992.

– Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nhân dân. Cơ quan đại diện của nhân dân.

– Chủ tịch nước là cá nhân. Nhiệm vụ và quyền hạn được tăng lên. Điều 90 , Điều 70 khoản 7 Hiến pháp năm 2013.

– cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính cao nhất, cơ quan hành pháp.

Tổ chức BMNN ở địa phương – Có sự phân biệt cấp chính quyền hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh.

– Phân biệt được địa bàn nông thôn và đô thị.

– Không phân biệt – Không phân biệt – Không phân biệt – Phân biệt giữa cấp cơ quan địa phương hoàn chỉnh và cấp chính quyền địa phương không hoàn chỉnh. Điều 110, 111 Hiến pháp năm 2013.

– Phân biệt được địa bàn nông thôn và đô thị.

Toàn án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân – Tổ chức theo cấp xét xử. Hiến pháp năm 1946 không có Viện kiểm sát chỉ có viện công tố của Tòa án.

– Chế độ thẩm phán. Thẩm phán do bổ nhiệm.

– Tổ chức theo cấp hành chính lãnh thổ. Hiến pháp năm 1959 lần đầu tiên lập ra Viện kiểm sát có chức năng kiểm sát chung và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

– Thẩm phán bầu.

– Tổ chức theo cấp hành chính lãnh thổ.

– Viện kiểm sát có thêm chức năng công tố.

– Thẩm phán bầu.

– Tổ chức theo cấp hành chính lãnh thổ.

– Bỏ chức năng kiểm sát chung.

– Thẩm phán bổ nhiệm.

 

– Hướng tới tổ chức theo cấp xét xử.

– Bỏ chức năng kiểm sát chung.

– Thẩm phán bổ nhiệm.

Trên đây là nội dung về So sánh 5 bản hiến pháp Việt Nam qua từng thời kỳ. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; thủ tục tạm ngừng kinh doanh hay cách soạn thảo mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline của Công ty Luật ACC để được hỗ trợ kịp thời. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo