Cách quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài

Việt Nam ngày càng thu hút nhiều người nước ngoài đến sinh sống và làm việc. Cùng với đó, việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với người nước ngoài là một vấn đề quan trọng được quan tâm. Bài viết này ACC sẽ hướng dẫn chi tiết cách thức quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho người nước ngoài, giúp họ thực hiện nghĩa vụ thuế một cách đầy đủ và chính xác.

Cách quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài

Cách quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài

 

1. Các trường hợp quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài?

Người nước ngoài là cá nhân cư trú và không cư trú tại Việt Nam

Người nước ngoài là cá nhân cư trú và không cư trú tại Việt Nam

1.1. Cá nhân là người nước ngoài cư trú tại VN 

Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam là người đáp ứng một trong 2 điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Thuế TNCN 2014:

Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày.

Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được quyết toán trong các trường hợp sau:

Điều 1 Thông tư số 02/VBHN-BTC năm 2024 hướng dẫn thực hiện thuế thu nhập cá nhân quy định: 

Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.”

Theo đó, cá nhân người nước ngoài phải thực hiện đầy đủ các quy định tại thời điểm phát sinh thu nhập chịu thuế giống như công dân Việt Nam. Nếu trong trường hợp người lao động nước ngoài nhận bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh thu nhập. (khoản 1 Điều 6 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2014)

Ví dụ: Ông Mark - Giáo sư đến từ Úc, đến Việt Nam để công tác tại trường đại học RMIT từ năm 2018. Trong trường hợp này ông Park được coi là người nước ngoài có cư trú và ông phải chịu thuế TNCN cho toàn bộ thu nhập phát sinh từ công việc tại Việt Nam và nước ngoài.

1.2. Cá nhân là người nước ngoài không cư trú tại VN

Người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam là người không đáp ứng một trong 2 điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Thuế TNCN 2014

Có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. 

Không có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam.

Người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam được quyết toán trong các trường hợp sau:

Điều 1 Thông tư số 02/VBHN-BTC năm 2024 hướng dẫn thực hiện thuế thu nhập cá nhân quy định: 

Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Ví dụ: Ông Park Sunghan - đối tác đến từ Hàn Quốc của tập đoàn Vingroup, đến Việt Nam để công tác trong vòng 120 ngày. Trong trường hợp này ông Park được coi là người nước ngoài không cư trú và ông chỉ phải chịu thuế TNCN cho thu nhập phát sinh từ công việc tại Việt Nam.

2. Đối tượng thực hiện việc quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài 

2.1. Người nước ngoài có cư trú tại Việt Nam

Trực tiếp quyết toán thuế TNCN 

Theo khoản 1 Điều 1 Công văn số 883/TCT-DNNCN hướng dẫn quyết toán thuế TNCN quy định về đối tượng trực tiếp quyết toán thuế bao gồm:

  • Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ hai nơi trở lên mà không đáp ứng điều kiện được ủy quyền quyết toán theo quy định.
  • Cá nhân có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.
  • Cá nhân là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh.
  • Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả từ nước ngoài và cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả từ các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán chưa khấu trừ thuế trong năm.
  • Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế. 

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN

Theo khoản 3 Điều 1 Công văn số 883/TCT-DNNCN hướng dẫn quyết toán thuế TNCN quy định về Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập, cụ thể như sau:

  • Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm dương lịch.
  • Cá nhân có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

2.2. Người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam

Trực tiếp quyết toán thuế TNCN

Cá nhân đó có thu nhập từ tiền lương, kinh doanh hoặc từ nhiều người chịu thuế mà có số thuế phải nộp thừa hoặc nộp thêm hoặc bù trừ vào những kỳ khai tiếp theo thì tự quyết toán thuế TNCN.

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN

Cá nhân đó có thu nhập tại tổ chức với hợp đồng từ 3 tháng thì vào thời điểm quyết toán thuế TNCN sẽ có thể ủy quyền thực hiện quyết toán thuế. Đơn vị nhận ủy quyền quyết toán sẽ chỉ thực hiện quyết toán thuế TNCN đối với phần thu nhập mà cá nhân được tổ chức chi trả.

3. Điều kiện thực hiện quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài? 

Để thực hiện kê khai quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài, điều kiện tiên quyết bao gồm:

  • Cá nhân cư trú phải có thu nhập từ tiền công, tiền lương hoặc từ hoạt động sản xuất, kinh doanh để phải quyết toán thuế TNCN. Trong trường hợp này, số thuế phải nộp phải lớn hơn số thuế đã được khấu trừ và cần có yêu cầu hoàn số thuế nộp thừa hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.
  • Nếu cá nhân là người nước ngoài cư trú và kết thúc hợp đồng lao động tại Việt Nam, cũng cần phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân trước khi rời khỏi Việt Nam.

4. Cách tính thuế TNCN cho người nước ngoài 

4.1. Trường hợp cá nhân người nước ngoài cư trú tại Việt Nam

Căn cứ pháp lý: Thông tư số 2/VBHN-BTC hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân

Đối với người nước ngoài ký HDLD từ 3 tháng trở lên và có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công (khoản 3 Điều 7 Thông tư này)

Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế (TNTT) x Thuế suất

TNTT = Tổng thu nhập - Các khoản miễn thuế - Các khoản giảm trừ 

Trong đó:

Tổng thu nhập: là tổng khoản lương mà cá nhân nhận được trong kỳ tính thuế phát sinh cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Các khoản giảm trừ (được quy định chi tiết tại Điều 9 Thông tư này)

  • Giảm trừ gia cảnh
  • Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
  • Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

Các khoản miễn trừ (được quy định chi tiết tại Điều 3 Thông tư này)

Thuế suất: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm
(triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng
(triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Đối với người nước ngoài không ký HDLD hoặc ký HDLD dưới 3 tháng thì tính thuế TNCN đối với thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công như sau: 

Tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư này quy định:

Trường hợp cá nhân cư trú ký kết hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký kết hợp đồng lao động có mức thu nhập dưới 2.000.000 đồng/tháng thì không cần chịu thuế với mức 10%. 

Trường hợp cá nhân cư trú ký kết hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký kết hợp đồng lao động có mức thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 2.000.000 đồng/tháng thì phải khấu trừ là 10%.

Công thức tính thuế như sau:

TNCN = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả

4.2. Trường hợp cá nhân người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam

Theo quy định của pháp luật cá nhân không cư trú sẽ không được tính khoản giảm trừ gia cảnh nên chỉ cần có mức thu nhập lớn hơn 0 thì sẽ phải chịu mức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là 20%. Những khoản mà nhóm đối tượng cá nhân không cư trú được giảm là khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí, đóng góp khuyến học, làm thiện nguyện.

Công thức tính thuế như sau:

TNCN = 20% x Thu nhập chịu thuế

Trong đó: Thu nhập chịu thuế bao gồm tiền công, tiền lương và những khoản thu khác mà cá nhân nộp thuế nhận trong kỳ tính thuế.

5. Hồ sơ, thủ tục quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài

5.1. Hồ sơ quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài 

Hồ sơ quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài sẽ được xác định dựa vào các trường hợp sau:

- Trường hợp người nước ngoài nhận thu nhập từ nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế: Chứng minh xác nhận về khoản tiền đã trả, thư xác nhận theo mẫu số 20/TXN-TNCN, ban hành kèm Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

- Người nước ngoài chịu thuế phát sinh bên ngoài lãnh thổ Việt Nam: Nộp thêm các giấy tờ được yêu cầu trong hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN.

- Trường hợp CQT nước ngoài không cấp giấy xác nhận về số thuế đã nộp thì cá nhân đó cần chụp lại giấy chứng nhận đã khấu trừ thuế hoặc thay bằng bản chụp chứng từ ngân hàng, thể hiện số thuế đã nộp ở nước ngoài. Đồng thời, cam kết, chịu trách nhiệm về tính chính xác của ảnh chụp đó

Mẫu số 20TXN-TNCN

Mẫu số 20TXN-TNCN

5.2. Thủ tục quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài 

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ như đã nêu tại mục 5.1.

Bước 2. Nộp hồ sơ lên cơ quan thuế

Trường hợp

Cơ quan

Chỉ có thu nhập từ tiền công, tiền lương và thuộc diện khai thuế trực tiếp

Cục Thuế

Có thu nhập từ hai nơi trở lên và thuộc diện tự quyết toán

Cơ quan quản lý trực tiếp chi trả thu nhập cuối cùng

+ Thay đổi nơi làm việc nhưng không tính giảm trừ gia cảnh tại tổ chức làm việc cuối cùng

+ Không ký HDLD hay ký HDLD với thời gian dưới 3 tháng

+ Có thu nhập từ nhiều nơi nhưng tại thời điểm quyết toán thì không làm việc tại bất cứ đâu.

Chi cục Thuế nơi cư trú

Là cá nhân kinh doanh tại một nơi

Chi cục thuế nơi kinh doanh

Có kinh doanh nhiều nơi

Cấp MST đầu tiên

Bước 3. Thanh toán thuế

  • Có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản
  • Nộp thuế thiếu (nếu có)

Bước 4. Nhận thông báo quyết toán thuế

  • Cơ quan thuế thông báo kết quả quyết toán thuế cho người nộp.
  • Nếu có số thuế thừa, người nộp có thể yêu cầu hoàn thuế hoặc khấu trừ vào các khoản thuế phải nộp trong tương lai.

6. Thời hạn quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài 

Theo điểm a, điểm b khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế năm 2019, thời hạn quyết toán thuế đối với người nước ngoài như sau:

  • Đối với tổ chức chi trả thu nhập: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là vào ngày cuối cùng của năm tài chính hoặc năm dương lịch.
  • Đối với cá nhân trực tiếp thực hiện quyết toán thuế TNCN: Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế chậm nhất là ngày kết thúc năm dương lịch.
Thời hạn quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài

Thời hạn quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài

7. Câu hỏi thường gặp 

7.1 Người nước ngoài có thể nộp thuế TNCN trực tuyến hay không? 

Có. Người nước ngoài có thể nộp thuế TNCN trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua các kênh thanh toán điện tử khác được phép.

7.2 Người nước ngoài có được hoàn thuế TNCN hay không? 

Trường hợp người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì được hoàn thuế TNCN tương tự như công dân Việt Nam là cá nhân cư trú theo quy định của pháp luật, bao gồm các trường hợp sau:

  • Số tiền thuế thu nhập đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp.
  • Cá nhân đã nộp thuế thu nhập nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế.
  • Các trường hợp khác theo quyết định cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Lưu ý: Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng với những cá nhân đã đăng ký và có mã số thuế tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

7.3. Người nước ngoài về nước thì thực hiện việc quyết toán thuế như thế nào? 

Khoản 1 Điều 1 Công văn số 883/TCT-DNNCN quy định: 

  • Cá nhân là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh. 
  • Trường hợp cá nhân chưa làm thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế thì thực hiện ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác quyết toán thuế theo quy định về quyết toán thuế đối với cá nhân. 
  • Trường hợp tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác nhận ủy quyền quyết toán thì phải chịu trách nhiệm về số thuế TNCN phải nộp thêm hoặc được hoàn trả số thuế nộp thừa của cá nhân.

Đồng thời tại Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN như sau: 

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày cá nhân xuất cảnh.”

Như vậy, theo các quy định trên:

  • Người nước ngoài là cá nhân cư trú tính đến ngày xuất cảnh thì phải thực hiện quyết toán thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công. Hạn chót nộp hồ sơ khai thuế là ngày thứ 45 kể từ ngày cá nhân xuất cảnh.
  • Người nước ngoài là cá nhân không cư trú trong năm tính đến ngày xuất cảnh thì không cần thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

7.4. Có khoản giảm trừ nào khi quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài không? 

Người nước ngoài được giảm trừ gia cảnh đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công nếu là cá nhân cư trú và áp dụng quy định tính thuế thu nhập cá nhân như lao động là người Việt Nam, bao gồm:

  • Giảm trừ gia cảnh
  • Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
  • Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

7.5. So sánh việc quyết toán thuế TNCN đối với người nước ngoài có cư trú và không có cư trú 

Tiêu chí

NNN có cư trú

NNN không có cư trú

Thu nhập chịu thuế

+ Thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam

+ Không phân biệt nơi trả thu nhập

+ Thu nhập phát sinh tại Việt Nam

+ Không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập

Kỳ tính thuế

+ Theo năm

+ Theo từng lần phát sinh thu nhập

+ Theo từng lần phát sinh hoặc theo năm áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

+ Theo từng lần phát sinh thu nhập

+ Theo năm (nếu cá nhân kinh doanh không cư trú có địa điểm kinh doanh cố định)

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công

+ Ký HDLD từ 3 tháng trở lên: Thực hiện tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần

+ Không ký HDLD hoặc ký HDLD dưới 3 tháng: 

TNCN = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả 

TNCN = 20% x Thu nhập chịu thuế

Giảm trừ gia cảnh/ bảo hiểm bắt buộc

Được giảm trừ

Không được giảm trừ

Khấu trừ thuế (tránh TH bị đánh thuế hai lần)

Được khấu trừ

Không được khấu trừ

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (522 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo