Tóm tắt Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Thuế là một khoản thu được hình thành đồng thời và song song với Nhà nước, xã hội nào có Nhà nước thì có thuế và ngược lại. Theo đó, thuế là khoản nộp bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng pháp luật mà các cá nhân, tổ chức phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo các quy định của pháp luật. Có nhiều loại thuế khác nhau dành cho từng đối tượng chịu thuế khác nhau, trong đó phải kể đến thuế thu nhập doanh nghiệp. Hiện nay, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp là văn bản có quy định và điều chỉnh về thuế thu nhập doanh nghiệp. Sau đây mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về bản tóm tắt luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tóm Tắt Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

1. Khái quát về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế Thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập của các chủ thể. Thuế thu vào thu nhập là loại thuế mà Nhà nước đánh vào thu nhập thực tế của các chủ thể nhằm điều tiết một phần thu nhập của các tổ chức, cá nhân vào ngân sách Nhà nước với mục đích tạo nguồn thu cho Ngân sách và thực hiện công bằng xã hội.

Hiện nay, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi các loại văn bản sau đây:

  • Luật số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014;
  • Luật số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;
  • Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Việc tóm tắt luật thuế thu nhập doanh nghiệp tại bài viết này sử dụng căn cứ pháp lý tại văn bản hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp tại Luật Thuế thu nhập doanh 14/VBHN-VPQH ngày 15 tháng 7 năm 2020.

2. Tóm tắt luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành quy định về 12 vấn đề sau đây:

1. Người nộp thuế

Thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế đánh vào thu nhập chịu thuế phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức. Hay nói cách khác, người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có có đặc điểm như sau:

  • Là tổ chức;
  • Thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
  • Có thu nhập hợp pháp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh đó.

2. Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế là thu nhập có từ hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập khác.

Cụ thể các khoản thu nhập khác bao gồm:

  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, bất động sản, quyền thăm dò, khai thác khoáng sản.
  • Thu nhập từ quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản kể cả quyền sở hữu trí tuệ.
  • Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ.
  • Các khoản trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng sử dụng không hết theo kỳ hạn trích lập.
  • Khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được.
  • Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.
  • Khoản thu nhập từ kinh doanh các năm khác bị bỏ sót phát hiện ra.
  • Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế, thưởng hợp đồng.
  • Khoản tài trợ băng tiền hoặc hiện vật nhận được.
  • Chênh lệch do đánh giá lại tài sản.
  • Thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài.
  •  Khoản thu nhập lãi, lỗ từ dự án đầu tư tại nước ngoài không được trừ vào số lỗ, lãi phát sinh trong nước khi thuế TNDN.

3. Thu nhập được miễn thuế:

Thu nhập được miễn thuế được quy định khá đa dạng. Đây là những trường hợp mà đối tượng nộp thuế cần được sự hỗ trợ và khuyến khích. Cụ thể là các khoản thu nhập sau:

  • Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
  • Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
  • Thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản;
  • Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
  • Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:
  • Miễn thuế trong thời gian thực hiện hợp đồng; tối đa không quá 3 năm từ thời điểm có doanh thu.
  • Thu nhập từ việc bán sản phẩm làm ra từ công nghệ lần đầu tiên từ khi có doanh thu được miễn thuế không quá 5 năm.
  • Thu nhập từ bán sản phẩm thử nghiệm trong thời gian sản xuất thử nghiệm.
  • Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có từ 30% số lao động bình quân trong năm trở lên là người khuyết tật, người sau cai nghiện…
  • Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số; người tàn tật; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đối tượng tệ nạn xã hội.
  • Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.
  • Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục; nghiên cứu khoa học; văn hóa, nghệ thuật; từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.

4. Kỳ và căn cứ tính thuế

  • Kỳ tính thuế: được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính, trừ trường hợp thu nhập phát sinh từng lần với doanh nghiệp nước ngoài. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với doanh nghiệp nước ngoài.
  • Căn cứ tính thuế: là thu nhập tính thuế và thuế suất.
  • Nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

5. Xác định thu nhập tính thuế

  • Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
  • Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.

6. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế:

  • Doanh thu tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ không phân biệt thu tiền hay chưa.
  • Doanh thu tính thuế trong một số trường hợp xác định:

- Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì DT để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm tả trước hoặc xác định theo doanh thu.
- Hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả chậm, trả góp là tiền bán hàng hóa, dịch vụ trả tiền 1 lần, không bao gồm tiền lãi.
- Hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi được xác định theo giá bán trên thị trường.
- Hoạt động kinh doanh trò chơi có thưởng (casino, kinh doanh đặt cược…) là số tiền thu từ hoạt động này bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ số tiền đã trả thưởng cho khách.
- Thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc lập hóa đơn.

7. Các khoản chi được trừ và chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

       7.1. Các khoản chi phí được trừ: Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng các điều kiện sau:

• Khoản chi thực tế phát sinh
• Liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
• Khoản chi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ
• Không thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

          7.2. Khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế 

  • Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở Việt Nam vượt mức theo công thức:
Chi phí quản lý kinh doanh, do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế = Doanh thu tính thuế của cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế x Tổng số chi phí quản lý kinh doanh của công ty ở nước ngoài trong kỳ tính thuế
Tổng doanh thu của công ty ở nước ngoài, bao gồm cả doanh thu của các cơ sở thường trú ở các nước khác trong kỳ tính thuế
  • Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng.
  • Phần trích khấu hao không đúng theo quy định pháp luật.
  • Ô tô 9 chỗ trở xuống (trừ kinh doanh vận tải, du lịch…) ứng với phần nguyên giá trên 1,6 tỷ
  • Ô tô làm mẫu và lái thử trong kinh doanh ô tô ứng với phần nguyên giá trên 1,6 tỷ.
  • Khấu hao các TSCĐ không sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh.
  • Các phần trích trước vào chi phí không đúng với quy định.
  • Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu, lãi tiền vay trong quá trình đầu tư, lãi vay để triển khai thực hiện các hợp đồng tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
  • Phần chi phí được phép thu hồi vượt quá tỷ lệ quy định tại hợp đồng đầu khí (chi phí vượt 35% không được tính vào phần chi phí được trừ)
  • Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ.
  • Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế.
  • Chênh lệch tỷ giá hổi đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả trong khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (khoản nợ phải thu do chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính vào chi phí được trừ).
  • Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp, chủ công ty TNHH 1 thành viên, thù lao cho người sáng lập nhưng không tham gia hoạt động quản lý công ty; Tiền lương, tiền công chi trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ.
  • Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Phần chi cho người lao động vượt quá 5 triệu đồng/1 người/ 1 năm.
  • Khoản tài trợ (trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, ….) không đúng đối tượng, không hóa đơn chứng từ
  • Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, bảo hiểm hưu trí tự nguyện.
  • Phần vượt mức BHXH, BHYT để trích nộp cho quỹ an sinh xã hội, quỹ BHYT, quỹ BHTN cho người lao động.
  • Các khoản chi của hoạt động kinh doanh: Ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, ….
  • Tiền chậm nộp thuế.
  • Khoản chi liên quan trực tiếp đến phát hành cổ phiếu (trừ phần cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả) và cổ tức của cổ phiếu (trừ loại thuộc nợ phải trả), các khoản liên quan trực tiếp đến việc tăng, giảm vốn CSH.
  • Chi thưởng sáng kiến, cải tiến trong trường hợp không có hội đồng nghiệm thu.

8. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%;
  • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
  • Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí sẽ căn cứ vào vị trí và điều kiện khai thác.
  • Đối với mỏ tài nguyên bạch kim, vàng, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm áp dụng thuế suất là 50%.
  • Trường hợp các mỏ có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 40%.

9. Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân (x) với thuế suất; trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập đối với thu nhập phát sinh ở nước ngoài thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp, nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Đối với doanh nghiệp quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam.
  • Thuế TNDN phải nộp:
Thuế TNDN phải nộp = ( Thu nhập tính thuế Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) ) x Thuế suất thuế TNDN

 Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

Thu nhập chịu thuế trong kỳ được xác định:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

Doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh thì thi nhập chịu thuế thì doanh thu là tổng tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh.

10. Xác định lãi – lỗ và chuyển lỗ:

    • Xác định lãi- lỗ:
  • Việc xác định lãi lỗ được dựa trên thu nhập tính thuế; chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ năm trước sang
  • Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ năm trước chuyển sang
    • Nguyên tắc chuyển lỗ:
  • Chỉ chuyển lỗ khi xác định được kết quả kinh doanh trong kỹ là lãi.
  • Số lỗ được chuyển phải toàn bộ và liên tục. Nhưng không được lớn hơn số lãi
  • Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
  • Doanh nghiệp chuyển lỗ giữa các quý và và chuyển lỗ gữa các năm

11. Kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp nộp thuế tại địa phương đóng trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất phụ thuộc ở địa bàn tỉnh, thành phố khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính thì nộp ở nơi có trụ sở chính và cơ sở sản xuất.
Số thuế TNDN phải nộp ở cs hạch toán phụ thuộc = Số thuế TNDN phải nộp x  Tỷ lệ giữa chi phí phát sinh tại cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh nghiệp.

Không áp dụng với công trình, hạng mục công tình hay cơ sở xây dựng hạch toán phụ thuộc.

  • Đơn vị hạch toán phụ thuộc các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành có thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh chính thì nộp thuế tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có hoạt động kinh doanh đó.

 Khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý:

  • Tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý mẫu 01A/TNDN.
  • NNT không kê khai đươc chi phí thực tế phát sinh thì áp dụng Tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý mẫu 01B/TNDN.
  • Nếu kết quả kiểm tra của thanh tra và tỷ lệ TNDN trên kết quả khác nhau thì áp dụng theo kết quả của thanh tra.
  • DN chỉ được áp dụng 1 trong 2 hình thức kê khai thuế TNDN tạm tính theo quý mẫu 01A/TNDN, 01B/TNDN. Nếu DN mới thành lập hoặc năm trước lỗ thì kê khai theo mẫu 01A/TNDN.

Khai quyết toán thuế TNDN:

  • Khai quyết toán theo năm và khai quyết toán theo quyết định về chia tách, sáp nhập , chuyển đổi sở hữu,…
  • Hồ sơ bao gồm:
  • Tờ khai theo mẫu 03/TNDN.
  • Báo cáo tài chính năm hoặc BCTC đến thời điểm quyết định về chia tách, sáp nhập , chuyển đổi sở hữu,…
  • Phụ lục kèm theo
  • Hồ sơ đính kèm khi kê khai, nộp thuế của DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với khoản thu nhập tại nước ngoài bao gồm:
  • Bản chụp Tờ khai thuế thu nhập ở ước ngoài có xác nhận của người nộp thuế.
  • Bản chụp chứng từ nộp thuế ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế hoặc bản gốc của cơ quan thuế nước ngoài

Khai thuế với hoạt động chuyển nhượng bất động sản:

  • Kê khai tại nơi đóng trụ sở chính hoặc nơi phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
  • Hồ sơ là Tờ khai thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản mẫu 02/TNDN. TH doanh nghiệp có nhiều hợp đồng chuyển nhượng BĐS thì làm theo mẫu 02-1/TNDN.

Khai thuế TNDN quý tính theo tỷ lệ % trên doanh thu hàng hóa, dịch vụ:

  • Áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị; tổ chức chính tị xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp.
  • Khai theo Tờ khai mẫu 04/TNDN
  • TH các đơn vị phát sinh thường xuyên hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TNDN thì kê khai hàng quý và không thực hiện quyết toán thuế TNDN hàng năm.
  • TH các đơn vị không phát sinh thường xuyên hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TNDN thì thực hiện kê khai theo từng lần phát sinh.

12. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:

12.1 Thuế suất ưu đãi:

Thuế ưu đãi 10% trong thời gian 15 năm áp dụng đối với:

  • Thu nhập của doanh nghiệp tại địa bàn đầu tư mới có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới ở lĩnh vực: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm phần mềm…
  • Thu nhập của doanh nghiệp từ dự án đầu tư bảo vệ môi trường: sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc và phân tích môi trường…
  • Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
  • Thu nhập của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới đáp ứng; trừ mặt hàng chịu thuế TTĐB, dự án khai thác khoáng sản;
  • Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 nghìn tỷ; giải ngân không quá 3 năm; tổng doanh thu đạt tối thiểu 10 nghìn tỷ/ năm chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu.
  • Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 nghìn tỷ; giải ngân không quá 3 năm; sử dụng thường xuyên trên 3.000 lao động chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu.
  • Thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất có quy mô đầu tư vốn tối thiểu 12.000 tỷ đồng (trừ mặt hàng chịu thuế TTĐB, dự án khai thác khoáng sản), thực hiện giải ngân nguồn vốn không quá 5 năm kể từ ngày được cấp phép đầu tư.
  • TNDN từ dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm công nghệ hỗ trợ ưu tiên phát triển.

Áp dụng thuế suất 10%:

  • Thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động xã hội; lĩnh vực giáo dục y tế, văn hóa, thể thao…
  • Thu nhập từ hoạt động xuất bản.
  • Thu nhập từ hoạt động báo in.
  • Thu nhập từ dự án đầu tư – kinh doanh nhà ở để bán, cho thuê.
  • Thu nhập từ hoạt đồng trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng.
  • Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản, thủy sản ở vùng kinh tế khó khăn.
  • Phần thu nhập của hợp tác xã. Trừ TH hợp tác xã đáp ứng tỷ lệ về cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các cá nhân là thành viên, hộ gia đình… có hoạt động sản xuất kinh doanh thì được miễn thuế.

Từ ngày 01/01/2016 thuế suất 20% trong thời gian 10 năm được hưởng thuế suất 17%:

  • Thu nhập từ dự án kinh doanh tại địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn (15% đối với doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản không thuộc dịa bàn khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn).
  • Thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới: sản xuất thép cao cấp; sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thiết bị tưới tiêu; thiết bị phục sản xuất, phát triển nghành nghề truyền thống.

Từ ngày 01/01/2016 thuế suất 20% đối với quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô được hưởng thuế suất 17%.

Dự án có quy mô lớn và công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư thì thời gian ưu đãi thuế có thể kéo dài nhưng thời gian áp dụng thuê 10% không quá 30 năm.

12.2 Miễn giảm thuế:

Miễn thuế 4 năm, giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo đối với:

  • Thu nhập từ dự án đầu tư mới ở địa bàn KT- XH khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
  • TNDN từ dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm công nghệ hỗ trợ ưu tiên phát triển.

Miễn thuế 4 năm, giảm 50% trong 5 năm tiếp theo: Thu nhập từ dự án đầu tư trong lĩnh vực xã hội hóa.

Miễn thuế 2 năm, giảm 50% tỏng 4 năm tiếp theo: Thu nhập từ dự án mới từ khu công nghiệp; trừ khu công nghiệp có địa bàn kinh tế- xã hội thuận lợi.

Thời gian miễn, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên của thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế.

Doanh nghiệp đang hưởng ưu đãi thuế nếu muốn mở rộng quy mô sản xuất; nâng cao công suất, đổi mới công nghệ phải đáp ứng:

  • Nguyên giá TSCĐ tăng thêm khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động tối thiểu 20 tỷ đồng với doanh nghiệp hưởng ưu đãi thuế; hoặc 10 tỷ đồng với dự án tại địa bàn khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
  • Tỷ trọng nguyên giá TSCĐ tăng thêm tối thiểu 20% so với tổng nguyên gái TSCĐ trước đầu tư.
  • Công suất thiết kế tăng tối thiểu 20% so với côg suất thiết kế tước đầu tư.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề tóm tắt luật thuế thu nhập doanh nghiệp, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về tóm tắt luật thuế thu nhập doanh nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Hotline: 19003330

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo