Mẫu đơn và cách xin giấy xác nhận tạm trú tạm vắng (2024)

Xin xác nhận tạm trú hay đăng ký tạm trú là thủ tục cần phải thực hiện nếu như công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi hành chính cấp xã nơi thường trú từ 30 ngày trở lên. Để nắm rõ được các thông tin pháp lý có liên quan đến thủ tục xin xác nhận tạm trú, đăng ký tạm trú, mời các bạn hãy theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi.

xin xác nhận tạm trú

Xin xác nhận tạm trú

 

1. Xin xác nhận tạm trú là gì?

Xin xác nhận tạm trú hay đăng ký tạm trú là thủ tục cần phải thực hiện nếu như công dân vì một số lý do như học tập, lao động, làm việc,… mà đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi hành chính cấp xã nơi thường trú từ 30 ngày trở lên.

Tại khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định về nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú. Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật Cư trú 2020 thì công dân có nghĩa vụ phải thực hiện đăng ký cư trú bao gồm đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật.  Vì vậy, việc tạm trú ở một địa điểm khác cần phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

2. Quy trình các bước xin giấy xác nhận tạm trú (Cập nhật ngày 11/08/2023)

Quy trình xin giấy xác nhận tạm trú tại Việt Nam:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan công an quận/huyện nơi tạm trú

Bước 3: Chờ xác minh thông tin

Bước 4: Nhận giấy xác nhận tạm trú

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Đơn xin cấp giấy xác nhận tạm trú.
  • Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (bản gốc và bản sao).
  • Giấy tờ liên quan đến nơi ở tạm trú như hợp đồng thuê nhà, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan công an quận/huyện nơi tạm trú

  • Mang toàn bộ hồ sơ đã chuẩn bị đến cơ quan công an quận/huyện nơi bạn muốn đăng ký tạm trú.
  • Cán bộ sẽ kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn bạn nếu cần thêm thông tin hoặc giấy tờ.

Bước 3: Chờ xác minh thông tin

  • Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan công an sẽ tiến hành xác minh thông tin. Trong quá trình này, có thể có cán bộ công an đến nơi bạn tạm trú để xác minh thực tế.

Bước 4: Nhận giấy xác nhận tạm trú

  • Khi quá trình xác minh hoàn tất và hồ sơ được duyệt, bạn sẽ được thông báo để đến nhận giấy xác nhận tạm trú tại cơ quan công an nơi bạn đã nộp hồ sơ.

3. Điều kiện đăng ký tạm trú (xin xác nhận tạm trú)

Căn cứ quy định tại Điều 27 Luật Cư trú 2020, đăng ký tạm trú có một số điều kiện như sau:

(i) Khi công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp khác ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú trong thời gian từ 30 ngày trở lên thì cần phải thực hiện đăng ký tạm trú.

(ii) Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm. Đồng thời khi hết thời hạn đã đăng ký tạm trú, có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần.

(iii) Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở mà pháp luật quy định là địa điểm không được đăng ký thường trú mới, cụ thể:

  • Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm, di tích lịch sử - văn hoá, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ thiên tai,…
  • Chỗ ở nằm toàn bộ trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc không đủ điều kiện xây dựng.
  • Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chỗ ở hiện có tranh chấp, khiếu nại về quyền sử dụng.
  • Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ.

4. Thủ tục đăng ký tạm trú theo Luật Cư trú 2023

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an cấp xã

Người yêu cầu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ được liệt kê dưới đây và nộp đến Công an xã nơi dự kiến tạm trú.

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA); đối với người chưa thành niên cần ghi rõ sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ (trừ trường hợp có văn bản đồng ý);
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người yêu cầu;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;
  • Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan.

Bước 2: Kiểm tra và thụ lý hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú sẽ kiểm tra hồ sơ về nội dung và tính pháp lý.

  • Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ được tiếp nhận, cấp phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì có thể yêu cầu nộp bổ sung hoặc có thể từ chối tiếp nhận (nêu rõ lý do từ chối).

Bước 3: Nộp lệ phí

Tiếp theo, người đăng ký sẽ thực hiện việc nộp lệ phí đăng ký tạm trú.

Bước 4: Nhận kết quả đăng ký

Người đăng ký sẽ nhận được kết quả giải quyết đăng ký tạm trú theo như thông tin trên phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả.

Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Có thể tham khảo thêm về thủ tục đăng ký tạm trú online.

5. Câu hỏi thường gặp

Xin giấy tạm trú tạm vắng ở đâu?

Người làm thủ tục đăng ký tạm trú, tạm vắng nộp hồ sơ tại công an xã, phường, thị trấn nơi dự kiến tạm trú.

Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm những giấy tờ gì?

Theo Điều 28 Luật Cư trú năm 2020, hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
Đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Muốn đăng ký tạm trú cần giấy tờ gì?

 Chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước/ hộ chiếu của người đăng ký tạm trú;
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Trường hợp thuê nhà, mượn nhà hoặc ở nhờ cần có sự đồng ý bằng văn bản của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ.
– 02 Ảnh 3 x 4cm
– Giấy đăng ký kết hôn (bản sao) nếu có vợ/chồng đăng ký kèm
– Giấy khai sinh con (bảo sao) nếu có con đăng ký kèm

Khi nào cần đăng ký tạm trú?

Theo khoản 2 Điều 30 Luật Cư trú 2006, người đang sinh sống, làm việc, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn.

Trường hợp đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, học tập tại nơi đã đăng ký tạm trú thì người đó sẽ bị xóa tên trong sổ đăng ký tạm trú.

Trên đây là một số thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành mà Công ty Luật ACC cung cấp đến bạn, giúp bạn hiểu rõ về xin xác nhận tạm trú khi áp dụng Luật Cư trú 2020. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì hay cần chúng tôi hỗ trợ tư vấn pháp lý, hãy liên hệ ACC để nhận được phản hồi sớm nhất bạn nhé!

Quý đôch giả có thể đọc thêm các bài viết:

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo