Thuế TNCN lao động thời vụ được quy định như thế nào? Trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng và trên 3 tháng cần lưu ý gì để thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quyết toán thuế TNCN cho lao động thời vụ.

Quyết toán thuế TNCN cho lao động thời vụ
1. Lao động thời vụ là gì?
Hiện nay chưa có khái niệm chính thức về hợp đồng lao động thời vụ, thử việc là gì. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu hợp đồng lao động thời vụ, thử việc là một trong những loại hợp đồng lao động có mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, tính chất công việc theo mùa vụ, không thường xuyên và có thời hạn dưới 12 tháng.
Về nội dung: Căn cứ theo quy định Nhà nước hợp đồng lao động thời vụ, thử việc phải bao gồm những nội dung cơ bản sau: thời hạn hợp đồng, thông tin về người lao động và người sử dụng lao động, mức lương và hình thức chi trả lương, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, công việc và địa điểm làm việc, các khoản phụ cấp và các nội dung bảo hộ lao động (nếu có).
Về hình thức: Hợp đồng lao động thời vụ, thử việc có hình thức giống các loại hợp đồng lao động khác, hai bên phải được giao kết hợp đồng bằng văn bản theo quy định tại Điều 14 Bộ luật lao động 2019. Tuy nhiên, hai bên có thể thỏa thuận bằng miệng với nhau nếu hợp đồng có thời hạn dưới 1 tháng, ngoại trừ trường hợp được quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 145, Khoản 1, Điều 162 và Khoản 2, Điều 18 theo Bộ luật lao động 2019.
2. Thuế TNCN hợp đồng thời vụ tính như thế nào?

Thuế TNCN hợp đồng thời vụ tính như thế nào?
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế được trích từ tiền lương, tiền công hoặc khoản thu nhập tính thuế khác nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ.
Thuế TNCN là khoản thuế trực thu và thường đánh vào những người có thu nhập cao nhằm điều tiết kinh tế xã hội, giảm sự chênh lệch giàu nghèo.
2.1. Cách tính thuế TNCN hợp đồng thời vụ từ 3 tháng đến dưới 12 tháng
Thuế TNCN hợp đồng thời vụ được hiểu là khoản thuế phải nộp ngân sách nhà nước từ khoản thu nhập tiền lương, tiền công mà người lao động ký hợp đồng thời vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ.
Cụ thể công thức tính thuế TNCN từ tiền công, tiền lương có hợp đồng lao động trên 3 tháng:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.
Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
- Thu nhập chịu thuế = Tổng số tiền lương, tiền công - Các khoản thu nhập được miễn thuế
- Thuế suất: áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
2.2. Cách tính thuế TNCN hợp đồng thời vụ làm việc dưới 3 tháng
Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với hợp đồng thời vụ, thử việc được quy định rõ ràng tại Khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC ban hành ngày 15/8/20213 của Bộ Tài Chính. Cụ thể như sau:
(1) Đối với các nhân cư trú
Đối với các doanh nghiệp, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao và các tiền chi khác cho cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 VNĐ/lần trở lên, thì sẽ phải khấu trừ thuế theo mức 10% thu nhập trước khi trả cho người lao động.
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%.
Trường hợp người lao động chỉ có thu nhập duy nhất thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ trên, nhưng ước tính tổng thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì người lao động có thu nhập phải làm cam kết theo mẫu 02/CK-TNCN theo Thông tư 92/2015/TT-BTC, gửi cho doanh nghiệp/tổ chức trả thu nhập để doanh nghiệp làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.
Dựa trên cam kết của người lao động, doanh nghiệp/tổ chức trả thu nhập sẽ không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, doanh nghiệp sẽ phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân có thu nhập chưa đến mức khấu trừ thuế và nộp cho cơ quan thuế.
Theo đó, các cá nhân đã làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, nếu phát hiện ra sai sót sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
(2) Đối với cá nhân không cư trú
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.
Công thức tính:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất 20%.
Trong đó:
- Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú (hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC) và là tổng số tiền lương, tiền công mà cá nhân không cư trú nhận được do thực hiện công việc tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
3. Quyết toán thuế TNCN lao động thời vụ như thế nào?
Cá nhân làm việc theo hợp đồng thời vụ có thể thuộc một trong 2 trường hợp sau:
- Cá nhân không phải quyết toán thuế.
- Cá nhân phải quyết toán thuế:
+ Trường hợp quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
+ Trường hợp được ủy quyền cho người trả thu nhập quyết toán thuế.
3.1. Trường hợp cá nhân không phải quyết toán thuế TNCN
Đối với cá nhân làm việc theo hợp đồng thời vụ có thu nhập từ tiền lương tiền công trong các trường hợp sau đây không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân:
- Cá nhân có số thuế TNCN phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống (cá nhân được miễn thuế) không bắt buộc phải nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN và không phải nộp hồ sơ miễn thuế;
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này;
- Cá nhân có số thuế TNCN phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.
3.2. Trường hợp cá nhân thuộc đối tượng phải quyết toán thuế
Cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động thời vụ mà ước tính thu nhập tính thế sau khi trừ đi các khoản giảm trừ lớn hơn 50.000 đồng thì sẽ phải thực hiện quyết toán thuế.
Cá nhân có thể tự quyết toán thuế với cơ quan thuế hoặc ủy quyền quyền quyết toán thuế cho doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân trả thu nhập.
(1) Trường hợp quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế
Cá nhân phải tự tính toán số thuế TNCN phải nộp sau đó đến cơ quan thuế để quyết toán hoặc có thể quyết toán thuế online thông qua hệ thống kê khai thuế trực tuyến của Bộ tài chính.
(2) Trường hợp được ủy quyền cho người trả thu nhập quyết toán thuế TNCN:
Theo quy định tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế và quyết toán thuế TNCN thay cho cá nhân có ủy quyền.
Điều kiện được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập là người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm dương lịch.
Người lao động viết giấy ủy quyền nộp cho cá nhân, tổ chức trả thu nhập theo Mẫu mẫu số 08/UQ-QTT-TNCN Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC sau đó gửi cho cá nhân, đơn vị trả thu nhập để thực hiện quyết toán thuế.
4. Lưu ý khi tính thuế TNCN đối với hợp đồng thời vụ, thử việc
Những hợp đồng thời vụ, thử việc dưới 3 tháng nếu có thu nhập dưới 2 triệu đồng/lần mỗi đợt trả lương thì kế toán cần giữ CMND/CCCD photo của người đó và kèm theo bản hợp đồng lao động, bảng chấm công, chứng từ thanh toán tiền lương…
Nếu có tổng thu nhập lớn hơn 2 triệu đồng/lần thì khi trả lương, kế toán cần khấu trừ thuế 10% thuế trên thu nhập trước khi trả cho người lao động.
=> Nếu không muốn khấu trừ 10% thì người lao động phải làm bản cam kết 02/CK-TNCN, cam kết thu nhập sau khi trừ các khoản giảm trừ hoàn cảnh gia đình mà chưa tới mức phải trừ thì kế toán không khấu trừ thuế TNCN cho người lao động đó.
5. Câu hỏi thường gặp
Ai có trách nhiệm quyết toán thuế TNCN cho lao động thời vụ?
Trách nhiệm quyết toán thuế TNCN cho lao động thời vụ thuộc về doanh nghiệp, tổ chức trả thu nhập cho người lao động.
Hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN cho lao động thời vụ?
Hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN cho lao động thời vụ là trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế.
Trường hợp nào được miễn nộp thuế TNCN cho lao động thời vụ?
Một số trường hợp được miễn nộp thuế TNCN cho lao động thời vụ bao gồm:
- Lao động có thu nhập bình quân tháng trong năm không quá 2 triệu đồng.
- Lao động là người có công với cách mạng, người hoạt động cách mạng bị thương, người bệnh nặng, người tàn tật, hộ nghèo, cận nghèo.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Quyết toán thuế TNCN cho lao động thời vụ. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận