Quyền tài phán của quốc gia ven biển (Cập nhật 2024)

Hiện nay, các vấn đề liên quan đến tài phán quốc tế đang rất được mọi người quan tâm và đặc biệt chú trọng. Bởi lẽ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quốc gia cũng như mối quan hệ với các quốc gia khác trên thế giới. Vậy, quyền tài phán của quốc gia ven biển? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về quyền tài phán của quốc gia ven biển.

Vung Dac Quyen Kinh Te La Gi

Quyền tài phán của quốc gia ven biển 

1. Quyền tài phán của quốc gia ven biển

Thắc mắc quyền tài phán của quốc gia ven biển được giải đáp như sau:

Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện mọi hoạt động trên biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia mình như: cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số hoạt động cụ thể, các đạo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó, điều đó được quy định cụ thể tại Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 (Công ước năm 1982). Theo quy định tại Công ước năm 1982, quyền tài phán của quốc gia trên biển bao gồm:

a) Quyền tài phán của quốc gia trong nội thủy
Đối với tàu quân sự, các tàu thuyền quân sự thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của quốc gia đó giao phó. Thành viên của tàu quân sự cũng chính là những công dân mang quốc tịch của quốc gia mà tàu mang cờ. Khi hoạt động ở bất cứ vùng biển nào, kể cả các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia khác hay vùng biển quốc tế, tàu quân sự nước ngoài sẽ được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối và bất khả xâm phạm; Trong trường hợp tàu quân sự nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển thì quốc gia ven biển có quyền:

– Yêu cầu tàu đó ra khỏi vùng nội thủy trong một thời gian nhất định;

– Yêu cầu quốc gia mà tàu đó mang quốc tịch phải áp dụng chế tài nghiêm khắc đối với thủy thủy đoàn vi phạm;

– Yêu cầu quốc gia có tàu phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của tàu đó gây ra trong nội thủy của quốc gia ven biển.

Đối với tàu dân sự, gồm:

– Quyền tài phán dân sự, về nguyên tắc, đối với tàu dân sự, luật điều chỉnh là luật quốc gia mà tàu mang cờ. Do đó, các Tòa án của quốc gia ven biển không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự xảy ra giữa các thành viên của thủy thủ đoàn với các công dân nước ngoài không thuộc thủy thủ đoàn trên tàu, vụ việc sẽ được giải quyết của quốc gia mà tàu mang quốc tịch;

– Quyền tài phán hình sự, tàu dân sự ngước ngoài khi hoạt động trong nội thủy của quốc gia ven biển sẽ không được hưởng quyền miễn trừ như tàu dân sự. Bởi, tàu dân sự là những chiếc tàu do cá nhân, pháp nhân làm chủ hoặc là tàu nhà nước sử dụng vào mục đích thương mại như vận tải, buôn bán nhằm mục đích sinh lời. Do vậy, theo luật quốc tế, quốc gia ven biển sẽ có thẩm quyền xét xử đối với các vụ vi phạm pháp luật hình sự xảy ra trong tàu dân sự nước ngoài đang hoạt động trong vùng nội thủy của quốc gia ven biển. Nên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia ven biển có quyền khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử các cá nhân có hành vi phạm tội trên tàu.

b) Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng lãnh hải
Đối với tàu quân sự: Tại tiểu mục C Công ước năm 1982 (từ Điều 29 đến Điều 32) quy định về quy tắc áp dụng cho tàu chiến và các tàu thuyền khác của nhà nước được dùng vào những mục đích không thương mại. Trong trường hợp, nếu một tàu quân sự không tôn trọng các luật và quy định của quốc gia ven biển, có liên quan đến việc đi qua trong lãnh hải và bất chấp yêu cầu phải tuân theo các luật và quy định đó đã được thông báo cho họ, thì quốc gia ven biển có thể yêu cầu chiếc tàu đó rời khỏi lãnh hải ngay lập tức. Quốc gia mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm quốc tế về mọi tổn thất hoặc về mọi thiệt hại gây ra cho quốc gia ven biển do một tàu quân sự hay bất kỳ tàu thuyền nào khác của nhà nước dùng vào những mục đích không thương mại vi phạm các luật và các quy định của quốc gia ven biển có liên quan đến việc đi qua lãnh hải hay vi phạm các quy định của Công ước hoặc các quy tắc khác của pháp luật quốc tế.

Đối với tàu dân sự, gồm:

– Quyền tài phán về dân sự, theo quy định tại Điều 28 Công ước năm 1982 thì: Quốc gia ven biển không được bắt một tàu nước ngoài đang đi qua lãnh hải phải dừng lại hay thay đổi quá trình của nó để thực hiện quyền tài phán dân sự của nó để thực hiện quyền tài phán dân sự của mình đối với một người ở trên con tàu đó; Quốc gia ven biển không thể áp dụng các biện pháp trừng phạt hay biện pháp bảo đảm về mặt dân sự đối với con tàu này, nếu không phải vì những nghĩa vụ đã cam kết hay các trách nhiệm mà con tàu phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để được đi qua vùng biển của quốc gia ven biển; Khoản 2 không đụng chạm đến quyền của quốc gia ven biển áp dụng các biện pháp trừng phạt hay bảo đảm về mặt dân sự do luật trong nước của quốc gia này quy định đối với một tàu thuyền nước ngoài đang đậu trong lãnh hải hay đi qua lãnh hải, sau khi đã rời nội thủy;

– Quyền tài phán hình sự trên một tàu nước ngoài thì: Theo quy định tại Khoản 1, Điều 27, Công ước năm 1982, về nguyên tắc, quốc gia ven biển không được quyền tài phán hình sự của mình ở trên một tàu nước ngoài đi qua lãnh hải để tiến hành việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu trong khi nó đi qua lãnh hải, trừ các trường hợp sau đây:

+ Nếu hậu quả của vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển;

+ Nếu vụ vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình của đất nước hay trật tự trong lãnh hải;

+ Nếu thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc một viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà đương cục địa phương hoặc;

+ Nếu các biện pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy hay các chất kích thích.

Quy định trên không đụng chạm gì đến quyền của quốc gia trên biển áp dụng mọi luật pháp mà luật trong nước mình quy định nhằm tiến hành các việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm ở trên con tàu nước ngoài đi qua lãnh hải sau khi rời khỏi nội thủy; Trường hợp, nếu thuyền trưởng yêu cầu, quốc gia ven phải thông báo trước về mọi biện pháp cho một viên chức ngoại giao hay cho một viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ và phải tạo điều kiện dễ dàng cho viên chức ngoại giao hay viên chức lãnh sự đó tiếp xúc với đoàn thủy thủ của con tàu. Tuy nhiên trong trường hợp khẩn cấp, việc thông báo này có thể tiến hành trong khi các biện pháp đang được thi hành; Khi xem xét có nên bắt giữ và các thể thức của việc bắt giữ, nhà đương cục địa phương cần phải chú ý thích đáng đến các lợi ích về hàng hải; trong trường hợp có sự vi phạm các luật và quy định được định ra, quốc gia ven biển không được thực hiện một biện pháp nào ở trên một con tàu nước ngoài khi nó đi qua lãnh hải nhằm tiến hành bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vị phạm hình sự xảy ra trước khi con tàu đi vào lãnh hải mà không đi vào nội thủy.

c) Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng tiếp giáp lãnh hải
Quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm: ngăn ngừa việc vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình; trừng trị việc vi phạm các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

d) Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 56, Công ước năm 1982 quốc gia ven biển có các quyền tài phán: Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; Nghiên cứu khoa học về biển; Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.

Công ước năm 1982 còn quy định, trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, tất cả các quốc gia, bất kể là quốc gia có biển hay không có biển, trong những điều kiện do các quy định thích hợp của Công ước Luật biển năm 1982 trù định, đều được hưởng 3 quyền tự do cơ bản: Quyền tự do hàng hải; Quyền tự do hàng không;  Quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm. Trong khi thực hiện các quyền tài phán của mình, quốc gia ven biển phải tôn trọng các quyền tự do của các quốc gia khác và ngược lại.

e) Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong thềm lục địa
Điều 77 Công ước năm 1982 quy định trong thềm lục địa của mình, các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa của mình. Nghĩa là các quốc gia ven biển không thăm dò thêm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động trên, nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia đó. Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thực sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào.

Các tài nguyên thiên nhiên ở phần này gồm các tài nguyên thiên nhiên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên không sinh vật khác của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như các sinh vật thuộc loại định cư, nghĩa là những sinh vật ở thời kỳ nào, ở thời kỳ có thể đánh bắt được hoặc nằm bất động ở đáy hoặc lòng đất dưới đáy, hoặc là không có khả năng di chuyển nếu không có khả năng tiếp xúc với đáy hay lòng đáy dưới đáy biển.

Hiện nay, các quốc gia ven biển đang khai thác dầu và khí để phục vụ phát triển đất nước. Sau này, khi các nguồn tài nguyên ở trên đất liền khan hiếm thì các quốc gia ven biển sẽ khai thác các tài nguyên khác ở thềm lục địa của mình. Cần lưu ý là quyền chủ quyền đối với thềm lục địa mang tính đặc quyền ở chỗ nếu quốc gia đó không thăm dò, khai thác thì cũng không ai có quyền khai thác tại đây nếu không được sự đồng ý của quốc gia ven biển đó.

2. Quyền tài phán của quốc gia

Khi tìm hiểu quyền tài phán của quốc gia ven biển, chủ thể cũng cần biết được quyền tài phán quốc gia là gì

Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982) có hiệu lực từ ngày 16-11-1994, quyền tài phán được định nghĩa như sau:

– Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như: cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó.

Quyền tài phán là hệ quả của chủ quyền và quyền chủ quyền, có tác dụng bổ trợ tạo ra môi trường để thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền. Như vậy, quyền tài phán gắn bó chặt chẽ với lãnh thổ quốc gia. Tuy vậy, quyền tài phán cũng có thể thực thi ở nơi mà quốc gia đó không có chủ quyền. Chẳng hạn, quyền tài phán có thể được áp dụng trên tàu thuyền, phương tiện treo cờ của quốc gia đó khi chúng đang hoạt động trong các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia khác. Quyền tài phán theo nghĩa rộng bao gồm:

– Thẩm quyền đưa ra các quyết định, quy phạm;

– Thẩm quyền giám sát việc thực hiện;

– Thẩm quyền xét xử của tòa án đối với một lĩnh vực cụ thể; theo nghĩa hẹp đó là thẩm quyền pháp định của tòa án khi xét xử một người hay một việc.

Khi thực hiện các quyền thuộc chủ quyền và quyền tài phán của mình, quốc gia ven biển có nghĩa vụ tôn trọng quyền lợi của các quốc gia khác, không được có hành vi cản trở quyền tự do hàng hải và tự do hàng không của tàu thuyền và các phương tiện bay, quyền tự do đặt cáp và ống dẫn dầu ngầm; không được có hành vi phân biệt đối xử trong việc các quốc gia khác thực hiện các quyền được UNCLOS 1982 quy định.

3. So sánh giữa cơ quan tài phán quốc tế và cơ quan tài khoán quốc gia

So sánh giữa cơ quan tài phán quốc tế và cơ quan tài khoán quốc gia cũng là vấn đề cần thiết khi tìm hiểu quyền tài phán của quốc gia ven biển

- Cơ sở hình thành

Cơ quan tài phán quốc tế được hình thành bởi sự thỏa thuận hoặc thừa nhận của các chủ thể luật quốc tế nhằm thực hiện chức năng giải quyết bằng trình tự thủ tục tư pháp các tranh chấp nảy sinh trong quá trình các chủ thể thực thi, tuân thủ luật quốc tế. Còn cơ quan tài phán quốc gia là cơ quan do quốc gia đó thành lập nhằm thực hiện chức năng giải quyết các tranh chấp phát sinh theo một trình tự, thủ tục nhất định do quy phạm pháp luật quy định.

-Chức năng, thẩm quyền

Chức năng, thẩm quyền của các thiết chế tài phán quốc tế có những nét đặc thù so với các thiết chế tòa án quốc gia.

Cơ quan tài phán quốc tế có chức năng nổi bật nhất là giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể là quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế. Ngoài ra, một số thiết chế tài phán còn có chức năng giải thích pháp luật (có giá trị pháp lý như quy phạm pháp luật); tư vấn; giải quyết khiếu nại (Tòa án liên minh châu Âu)….

Khác với cơ quan tài phán quốc tế, cơ quan tài phán quốc gia có những chức năng sau: Với Tòa án, chức năng quan trọng nhất của nó là xét xử. Đối với trọng tài, chức năng của nó là giải quyết các tranh chấp phát sinh do luật quốc gia điều chỉnh. Việc giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài sẽ giảm bớt những thủ tục và nhanh chóng hơn so với việc giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án. Cơ quan tài phán quốc gia không có chức năng giải thích luật như ở một số cơ quan tài phán quốc tế; cơ quan tài phán quốc gia chỉ giải quyết các tranh chấp do chủ thể của luật quốc gia gây nên…

Cơ quan tài phán quốc tế không có thẩm quyền đương nhiên theo quy chế hoạt động mà trước hết phụ thuộc vào sự thỏa thuận của chủ thể có liên quan đến tranh chấp xảy ra. Còn thẩm quyền của cơ quan tài phán quốc gia là đương nhiên và theo luật định.

-Cơ cấu tổ chức

 

Thiết chế tài phán quốc tế có cơ cấu tổ chức khác với thiết chế tài phán quốc gia. Đối với Tòa án quốc tế, cơ cấu tổ chức của nó bao gồm: thẩm phán, bộ phận hành chính văn phòng và bộ phận khác. Nhưng đối với thiết chế Tòa án quốc gia, cơ cấu tổ chức của nó có sự khác biệt đối với cơ quan tài phán quốc tế. Thiết chế tài phán quốc gia có cơ cấu, tổ chức theo luật quốc gia quy định.

Đối với thiết chế trọng tài, cơ cấu tổ chức của trọng tài quốc gia do Luật quốc gia quy định. Cơ cấu tổ chức của thiết chế trọng tài quốc tế bao gồm: hội đồng trọng tài và các trọng tài viên. Đứng đầu hội đồng trọng tài là chủ tịch hội đồng trọng tài (chủ tịch hội đồng trọng tài phải là công dân nước thứ ba không liên quan đến tranh chấp).

-Thủ tục tố tụng

Các cơ quan tài phán quốc tế sử dụng trình tự thủ tục tư pháp để giải quyết các tranh chấp nảy sinh trong quá trình các chủ thể thực thi, tuân thủ luật quốc tế. Các thiết chế cơ quan tài phán quốc gia cũng sử dụng trình tự, thủ tục tư pháp để giải quyết các tranh chấp do quy phạm pháp luật quốc gia điều chỉnh. Tuy nhiên, Tòa trọng tài quốc tế cho phép các bên tranh chấp thỏa thuận về việc áp dụng thủ tục tại tòa. Nếu không thỏa thuận được các bên phải tuân thủ công ước Lahay 1899 và 1907. Còn các thiết chế tài phán quốc gia, khi giải quyết tranh chấp các chủ thể này phải tuân thủ một thủ tục theo luật định, không có quyền thỏa thuận để lựa chọn một trình tự thủ tục khác.

-Giá trị pháp lý của phán quyết

Giá trị pháp lý của một phán quyết tại Tòa án quốc tế hoặc tại các thiết chế tài phán quốc tế khác được chủ thể tranh chấp thừa nhận và bảo đảm thi hành trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế mà không thông qua trình tự cưỡng chế do cơ quan tài phán quốc tế đã giải quyết tranh chấp thực hiện. Vì vậy, hình thức thực hiện của bản án của cơ quan tài phán quốc tế gần với cơ chế thực thi, tuân thủ luật quốc tế và không có tính chất của việc thực hiện một bản án được đưa ra bởi một cơ quan tài phán theo cách thông thường tại cơ quan tài phán trong từng quốc gia.

Giá trị pháp lý của một phán quyết tại cơ quan tài phán quốc gia mang tính bắt buộc đối với các chủ thể tranh chấp. Tuy nhiên, các chủ thể đó có quyền kháng cáo khi không đồng ý với phán quyết đó. Tùy theo pháp luật của từng quốc gia mà các phán quyết sẽ bắt buộc thi hành ở giai đoạn nào.

-Hệ thống cơ quan tài phán

Hệ thống cơ quan tài phán quốc tế mang tính chất độc lập, có cơ cấu tổ chức khác biệt và có mối quan hệ bình đẳng, không lệ thuộc vào nhau. Nhưng đối với hệ thống cơ quan tài phán quốc gia thì các cơ quan có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Điều này thể hiện rõ nhất ở mô hình Tòa án. Tòa án là một nhánh của quyền lực Nhà nước nên nó mang tính quyền lực rõ rệt. Các thiết chế tòa án quốc gia có sự phân cấp rõ rệt. Hệ thống Tòa án thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau, cơ quan cấp trên giám sát, kiểm tra cơ quan cấp dưới.

Kết luận :

Hai hệ thống cơ quan tài phán quốc tế và cơ quan tài phán quốc gia đều có những đặc trưng nhất định. Qua những phân tích và rút ra những nét đặc thù, sự khác nhau của hệ thống cơ quan tài phán quốc tế so với hệ thống cơ quan tài phán quốc gia. Cơ quan tài phán quốc tế có vai trò quan trọng trong việc hình thành và áp dụng các quy phạm điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.

Những vấn đề có liên quan đến quyền tài phán của quốc gia ven biển và những thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin về quyền tài phán của quốc gia ven biển sẽ giúp chủ thể nắm được vấn đề một cách chính xác và rõ rang hơn.

Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến quyền tài phán của quốc gia ven biển cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.

Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo