Pháp luật Việt Nam về quyền của người khuyết tật như thế nào?

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Người khuyết tật được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, mời bạn tham khảo bài viết: Pháp luật Việt Nam về quyền của người khuyết tật như thế nào? để biết thêm chi tiết.

chinh-sach-doi-voi-nguoi-khuyet-tat-_1506154701

Pháp luật Việt Nam về quyền của người khuyết tật như thế nào?

1/ Quyền được trợ cấp xã hội hàng tháng

- Đối với người khuyết tật đặc biệt nặng nhân hệ số 2.0 nhưng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là người già và trẻ em thì nhân hệ số 2.5

- Đối với người khuyết tật  nặng nhân hệ số 1.5 nhưng đối với người khuyết tật là người già và trẻ em thì nhân hệ số 2.0

- Đối với người nuôi dưỡng 1 người khuyết tật đặc biệt nặng thì mức trợ cấp nhân hệ số 1.5

- Đối với người nuôi dưỡng 2 người khuyết tật đặc biệt nặng thì mức trợ cấp nhân hệ số 3.0

2/ Quyền về chăm sóc sức khỏe – y tế ( Điều 22, 23)

-Người khuyết tật được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

-Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

-Tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật; xác định khuyết tật bẩm sinh đối với trẻ em sơ sinh để kịp thời có biện pháp điều trị và chỉnh hình, phục hồi chức năng phù hợp.

3/ Quyền về học tập, giáo dục ( Điều 27)

- Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.

- Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.

4/ Quyền về được dạy nghề và việc làm (Điều 32, 33)

– Người khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác.

- Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm cấp văn bằng, chứng chỉ, công nhận nghề đào tạo khi người khuyết tật học hết chương trình đào tạo và đủ điều kiện theo quy định của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề.

- Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật.

- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.

–  Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật.

–  Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là người khuyết tật.

-.  Tổ chức giới thiệu việc làm có trách nhiệm tư vấn học nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật.

–  Người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh, được hướng dẫn sản xuất, chuyển giao công nghệ, hộ trợ tiêu thụ sản phẩm theo

5/ Quyền về tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao giải trí (Điều 36)

– Người khuyết tật được tạo điều kiện để hưởng thụ các hoạt động văn hóa, giáo dục, thể thao giải trí và du lịch phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật

– Người khuyết tật đặc biệt nặng và nặng được  miễn giảm giá vé khi sử dụng 1 số dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao,giải trí và du lịch theo quy định

– Người khuyết tật được tạo điều kiện phát triển tài năng, năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật và thể thao, tham gia biểu diễn và sáng tác nghệ thuật.

– Nhà nước hỗ trợ hoạt động thiết kế, chế tạo và sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân thiết kế, chế tạo, sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với người khuyết tật.

6/ Quyền được tham gia giao thông ( Điều 41)

- Người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông công cộng được sử dụng các phương tiện hỗ trợ hoặc sự trợ giúp tương ứng; được phép mang theo và miễn phí khi mang phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp.

- Người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông  bằng một số phương tiện giao thông công cộng theo quy định

- Người khuyết tật được ưu tiên mua vé, được giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

Trên đây là một số thông tin về Pháp luật Việt Nam về quyền của người khuyết tật như thế nào? – Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo