Chủ thể nào có quyền chiếm hữu tài sản?

Quyền chiếm hữu tài sản là một trong ba nội dung cơ bản của quyền sở hữu tài sản. Quyền chiếm hữu cho phép một chủ thể được nắm giữ và quản lý tài sản trên thực tế. Bộ luật dân sự 2015 là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên ghi nhận các nội dung liên quan đến chế định về quyền được chiếm hữu tài sản của công dân, cụ thể là từ Điều 179 đến Điều 185 Bộ luật dân sự 2015. Như vậy, Chủ thể nào có quyền chiếm hữu tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện hành? Bài viết dưới đây sẽ cũng cấp cho quý bạn đọc các vấn đề liên quan đến quyền chiếm hữu của các chủ thể trong xã hội.

Chủ thể nào có quyền chiếm hữu tài sản?
Chủ thể nào có quyền chiếm hữu tài sản?

1. Khái niệm của quyền chiếm hữu tài sản theo pháp luật Việt Nam

Theo Điều 179 Bộ luật Dân sự 2015, chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.

Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ các trường hợp sau:

  • Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu;
  • Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy;
  • Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên;
  • Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc;
  • Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc;
  • Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước;
  • Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

2. Chủ thể có quyền chiếm hữu tài sản

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì các chủ thể sau có quyền chiếm hữu:

  • Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu đối với tài sản;
  • Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản;
  • Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự.

2.1. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu đối với tài sản

Điều 186 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền chiếm hữu của chủ sở hữu: “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”.

Chủ sở hữu là chủ thể cơ bản nhất của quyền chiếm hữu và họ được thực hiện mọi hành vi nhằm nắm giữ, chi phối tài sản theo ý chí của mình. Cách thức chiếm hữu này tùy theo sở thích, sáng tạo của chủ sở hữu tài sản và chỉ bị giới hạn với ranh giới: không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

2.2. Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản

Theo Điều 187 Bộ luật dân sự 2015, thì quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản được thực hiện trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định. Người được chủ sở hữu ủy quyền sẽ không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao trong trường hợp sở hữu tài sản theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

2.3. Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự

Điều 188 Bộ luật dân dự 2015 quy định về quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự. Theo đó, khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.

Người được giao tài sản có không có quyền sử dụng tài sản được giao, không được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu không có sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản đó.

Trong trường hợp tài sản được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật thì người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản đó.

3. Các trường hợp chấm dứt quyền chiếm hữu của chủ sở hữu

Nằm trong chế định về quyền sở hữu tài sản tại Việt Nam, chính vì thế, quyền chiếm hữu chỉ chấm dứt khi quyền sở hữu chấm dứt. Do đó, Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu chỉ chấm dứt khi:

  • Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác;
  • Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình;
  • Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy;
  •  Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu;
  •  Tài sản bị trưng mua;
  • Tài sản bị tịch thu;
  •  Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật này;
  • Trường hợp khác do luật quy định.

Trên đây là nội dung về Chủ thể có quyền chiếm hữu tài sản. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo