Niêm phong thu giữ tài sản thế chấp

Khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi đến hạn thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm. Khi xử lý tài sản bảo đảm, ngân hàng có quyền niêm phong thu giữ tài sản thế chấp. Bài viết dưới đây của ACC về Niêm phong thu giữ tài sản thế chấp hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

Tải mẫu biên bản niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm  giữ

Niêm phong thu giữ tài sản thế chấp

I. Các điều kiện để Ngân hàng tiến hành thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm

Thứ nhất, xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể, đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; và trường hợp khác theo thỏa thuận hoặc luật có quy định.

Thứ hai, tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi xảy ra các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật.

Thứ ba, giao dịch bảo đảm, biện pháp bảo đảm đã đăng ký theo quy định pháp luật.

Thứ tư, tài sản bảo đảm không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại tòa án có thẩm quyền; không đang bị tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu đã hoàn thành nghĩa vụ công khai thông tin theo quy định tại Nghị quyết.

Khi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, Ngân hàng phải công khai thông tin về thời gian, địa điểm thu giữ, tài sản bảo đảm được thu giữ, lý do thu giữ cho bên bảo đảm và các cơ quan Nhà nước có liên quan.

Căn cứ vào quy định trên, bạn cần xem xét kỹ trong hợp đồng thế chấp có nội dung thỏa thuận về việc các bên đồng ý cho Ngân hàng có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi xảy ra các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm hay không. Nếu có thì việc  Ngân hàng thu giữ tài sản của bạn là có căn cứ.

II. Thủ tục xử lý tài sản bảo đảm

- Thông báo cho bên bảo đảm về việc xử lý tài sản bảo đảm

Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên xử lý tài sản bảo đảm phải thông báo bằng văn bản cho bên bảo đảm về việc xử lý tài sản bào đảm và đăng ký thông báo yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm (trong trường hợp đã đăng ký giao dịch bảo đảm). Trong văn bản này phải nêu rõ các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Lý do xử lý tài sản bảo đảm;

+ Giá trị nghĩa vụ được bảo đảm;

+ Loại tài sản bảo đảm sẽ xử lý;

+ Thời hạn và địa điểm chuyển giao tài sản bảo đảm.

- Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý

Trong trường hợp tài sản bảo đảo đang do bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ thì bên xử lý tài sản thông báo bằng văn bản cho một trong những người này về việc yêu cầu chuyển giao tài sản bảo đảm. Nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì bên xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý hoặc yêu cầu tòa án giải quyết.

Khi thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, bên xử lý tài sản có trách nhiệm:

+ Trong trường hợp người giữ tài sản bảo đảm là người thứ ba thì bên bảo đảm có trách nhiệm phối hợp với người xử lý tài sản thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm.

+ Bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải chịu các chi phí hợp lý, càn thiết cho việc thu giữ tài sản bảo đảm; trong trường hợp không giao tài sản để xử lý hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ hợp pháp tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thì phải bồi thường.

+ Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đổi, cản trở, gây mất an ninh, trật tự noi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì bên xử lý tài sản có quyền yêu cầu uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm.

- Lập biên bản xử lý tài sản bảo đảm

Biên bản xử lý tài sản bảo đảm phải ghi rõ việc bàn giao, tiếp nhận tài sản bảo đảm, phương thức xử lý tài sản bảo đảm, quyền, nghĩa vụ của các bên và các thoả thuận khác.

Các bên phải thoả thuận về giá tài sản bảo đảm bị xử lý tại thời điểm xử lý tài sản và lập biên bản thoả thuận việc định giá tài sản. Trường hợp các bên không thoả thuận được về giá tài sản bảo đảm thì bên xử lý tài sản bảo đảm thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định giá và quyết định giá xử lý tài sản theo giá mà tổ chức chuyên môn đưa ra hoặc theo giá quy ' định của nhà nước (nếu có).

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Niêm phong thu giữ tài sản thế chấp. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Niêm phong thu giữ tài sản thế chấp, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo