Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đạt chuẩn

Nguồn nhân lực là tài sản lớn nhất của một quốc gia vì nó là một trong những yếu tố quyết định cạnh tranh của quốc gia đó trên thế giới. Vì lý do đó, phát triển nguồn nhân lực đang là chiến lược trọng tâm của mọi quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Vậy phát triển nguồn nhân lực là gì? Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đạt chuẩn? Mời quý bạn đọc cùng ACC tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây.

Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đạt chuẩn
Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đạt chuẩn

1. Phát triển nguồn nhân lực là gì?

Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động đào tạo có tổ chức được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ra sự thay đổi về năng lực nghề nghiệp của người lao động theo hướng tích cực. Từ đó nâng cao chất lượng lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế: “Phát triển nguồn nhân lực bao hàm phạm vi rộng hơn, không chỉ là chiếm lĩnh ngành nghề hay vấn đề đào tạo nói chung, mà còn là sự phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó vào việc làm có hiệu quả, cũng như thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân”. Như vậy, phát triển nguồn nhân lực xét trong phạm vi vĩ mô một quốc gia bao gồm ba khía cạnh về các mặt: phát triển thể lực, nâng cao phẩm chất và phát triển trí lực nguồn nhân lực.

2. Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đạt chuẩn

Bước 1 : Chủ động đánh giá nhu cầu đào tạo

Đối tượng đánh giá bao gồm cả cá nhân người lao động và nhóm/bộ phận trong tổ chức. Bằng việc dựa trên những khó khăn về vấn đề nhân sự ở hiện tại và cả định hướng cho tương lai, cùng với chênh lệch giữa hiệu suất công việc kỳ vọng và thực tế, doanh nghiệp cần xác định được các nội dung sau:

- Mục tiêu mong muốn đạt ở hiện tại và tương lai

- Danh sách những việc phải làm để đạt mục tiêu đề ra

- Những kỹ năng, kiến thức, hành vi, thái độ mà nhân lực doanh nghiệp còn đang thiếu, cái nào cần bổ sung gấp, cái nào có thể đợi.

Bước 2 : Cân nhắc lựa chọn mục tiêu

Chúng ta luôn có tham vọng chinh phục nhiều đỉnh cao, đạt được nhiều thành tựu nhưng sức người có hạn. Cùng một lúc thực hiện quá nhiều mục tiêu sẽ dẫn đến kết quả cái nào cũng tàm tạm,hời hợt. Thay vào đó, lựa chọn những mục tiêu quan trọng, tập trung nguồn lực cao nhất để hoàn thành, chất lượng công việc sẽ cao hơn rất nhiều.

Với doanh nghiệp cũng vậy, cân nhắc và lựa chọn mục tiêu chính là điều cần làm tiếp theo. Mục tiêu lựa chọn cần đảm bảo các tiêu chí :

- Cụ thể, ví dụ : tăng doanh thu, thì phải xác định là tăng bao nhiêu % so với mức doanh thu nào

- Đo lường được, như ví dụ trên chính là tỷ lệ % hoặc theo một con số cụ thể để có thể đánh giá theo từng giai đoạn nhỏ.

- Khả thi với năng lực của doanh nghiệp, thành tích cao ai cũng muốn nhưng cao quá, không đạt được, mọi người sẽ nản chí, nhân viên thì áp lực, lợi bất cập hại.

- Có mối quan hệ tương hỗ với những mục tiêu khác của doanh nghiệp, ví dụ : phát triển nhân lực cho phòng sản xuất sẽ hỗ trợ hoàn thành mục tiêu doanh thu của phòng kinh doanh.

- Có thời gian xác định, đây chính là yếu tố thôi thúc sự nỗ lực hoàn thành mục tiêu. Thời gian cần hợp lý, có nhiều mốc thời gian để kịp thời kiểm soát, điều chỉnh.

Bước 3 : Thiết lập kế hoạch đào tạo chi tiết

Danh sách nhân sự được đào tạo gồm những ai, thuộc phòng ban nào

- Người đứng lớp đào tạo : giáo viên thuê ngoài, trưởng phòng chuyên môn hay ai khác, cần nêu rõ tên, chức vụ

- Thời gian khóa đào tạo, tần suất đào tạo tuần 2 buổi, 3 buổi hay cả tuần

- Loại hình đào tạo : toàn thời gian, nửa buổi, ngoài giờ làm việc, trực tuyến …

- Phương pháp đào tạo sử dụng : đào tạo 01 kèm 01, lớp học 01 thầy nhiều trò, liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục chuyên nghiệp…

- Phát giáo trình, tài liệu đào tạo trước để nhân viên có thời gian tìm hiểu nội dung đào tạo

- Tiêu chuẩn đánh giá hoàn thành khóa học : đạt ít nhất bao nhiêu điểm, tham gia bao nhiều buổi học…

Bước 4 : Triển khai chương trình đào tạo theo kế hoạch

Sau các bước trên, chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực sẽ được triển khai. Doanh nghiệp cần bố trí nhân sự kiểm soát quá trình đào tạo ở cả người dạy và người học

- Đảm bảo kiến thức đào tạo theo đúng định hướng nội dung phát triển nhân lực đặt ra.

- Nhân viên tham gia khóa học được khuyến khích chủ động tham gia quá trình đào tạo, thực hành kỹ năng, kiến thức thông qua các tình huống giả định

Bước 5 : Đánh giá chương trình đào tạo

Muốn biết chương trình đào tạo có phù hợp, có hữu ích, có mang lại hiệu quả phát triển nguồn nhân lực hay không thì công tác đánh giá sau khóa học là điều không thể thiếu.

- Đánh giá phản ứng, nhận xét của học viên sau khóa học

- Đánh giá điểm số, kết quả bài kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học viên

- Đánh giá mức độ cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên tham gia khóa học và mức độ cải thiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

3. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực

Khi được tham gia vào quá trình phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, người lao động có được môi trường thể hiện năng lực và phẩm chất cá nhân đối với công việc. Thử thách bản thân thành công không chỉ giúp nhân viên phát triển kỹ năng mà còn mang đến sự hạnh phúc khi làm việc. Quá trình phát triển nguồn nhân lực nuôi dưỡng năng lực, kỹ năng và thái độ của người lao động. Điều này giúp gia tăng hiệu suất giá trị của tổ chức.

Trên đây là nội dung Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đạt chuẩn. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, hãy liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo