Quy định về tài sản hình thành trong tương lai

Quy định về tài sản hình thành trong tương lai được Pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau nhé

Quy định về tài sản hình thành trong tương lai

1. Quy định về tài sản hình thành trong tương lai là gì?

Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc một trong hai dạng gồm tài sản chưa hình thành và tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Theo quy định tại khoản 2 điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP: Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm.

2. Đặc điểm tài sản hình thành trong tương lai

Ngoài hiểu được Tài sản hình thành trong tương lai là gì? thì cần nắm được các đặc điểm của tài sản hình thành trong tương lai.

Tài sản hình thành trong tương lai có những đặc điểm sau đây:

– Là tài sản (Là tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015);

– Thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết;

– Bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm.

3. Các loại tài sản hình thành trong tương lai

Theo quy định tại Nghị định 11/2012/NĐ-CP, tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

Tài sản được hình thành từ vốn vay;

Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;

Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: không bao gồm quyền sử dụng đất.

4. Điều kiện để tài sản hình thành trong tương lai được giao dịch

Tài sản do các bên thỏa thuận và phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm. Pháp luật đặt ra quy định như vậy bởi khi bên bảo đảm không thực hiện được nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm thì tài sản bảo đảm lúc này sẽ bị đưa ra để thực hiện nghĩa vụ chính trong hợp đồng. Vì vậy, tài sản bắt buộc phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm thì lúc này mới xử lý được.

Tài sản đảm bảo không phải là đối tượng bị tranh chấp về quyền sở hữu cũng như quyền sử dụng. Tài sản đảm bảo không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. Tài sản bảo đảm phải là tài sản được phép giao dịch. Tài sản được phép giao dịch là tài sản không bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm.

Tài sản bảo đảm phải được xác định cụ thể. Bởi là tài sản hình thành trong tương lai nên phải có các giấy tờ chứng minh rằng tài sản đó chắc chắn sẽ hình thành trong tương lai, và chắc chắn thuộc quyền sở hữu bên bảo đảm vào thời điểm phải xử lí tài sản đó. – Tài sản hình thành trong tương lai sử dụng vào giao dịch bảo đảm phải là “vật”. “Vật” có thể gồm: động sản, bất động sản, vật chính, vật phụ, vật tiêu hao, vật không tiêu hao, vật cùng loại, vật đặc định.

Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì bên bảo đảm phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay.

Trường hợp tài sản hình thành trong tương lai là đất, tài sản gắn liền với đất, trong từng trường hợp giấy tờ chứng minh quyền sử dụng có thể là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu, quyền sử dụng có thể là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, cũng có thể là họp đồng góp vốn, quyết định giao thuê đất.

Với tài sản hình thành trong tương lai là vật tư, hàng hóa cần phải đảm bảo được khả năng quản lý, giám sát tài sản bảo đảm.

Tài sản hình thành trong tương lai dùng vào giao dịch bảo đảm phải là tài sản chưa hình thành. quy định này loại trừ những tài sản đã hiện hữu có được do mua bán, tặng cho, thừa kế… nhưng chưa hoàn thành việc chuyển giao quyền sở hữu.

5. Quy định về thủ tục giao dịch bảo đảm với tài sản hình thành trong tương lai

Quy định về tài sản hình thành trong tương tai được nhà làm luật xây dựng thành những quy định riêng, áo dụng cho các khâu trong giao dịch bảo đảm như xác định tài sản, trình tự thủ tục giao kết hợp đồng, đăng ký giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản thế chấp. Hệ thống các quy định phải đảm bảo các nội dung như sau:

Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản chưa được hình thành đầy đủ trong hiện tại nhưng trong tương lai, quyền sở hữu thuộc về bên thế chấp. Nếu tính cả vật đã hiện hữu thì nên giới hạn trong một số loại tài sản cụ thể, không áp dụng một cách phổ biến để phòng ngừa các giao dịch giả tạo. Vì vậy, không bao hàm các tài sản đã có giấy chứng nhận sở hữu và đã chuyển dịch quyền sở hữu theo hợp đồng có công chứng, chứng thực nhưng chưa hoàn thành thủ tục đăng kí sang tên theo quy định của pháp luật.

Giao dịch bảo đảm về tài sản hình thành trong tương lai là loại giao dịch có điều kiện. Điều kiện đặt ra là quyền sở hữu của bên thế chấp được xác lập đối với toàn bộ tài sản thì giao dịch bảo đảm mới có hiệu lực.

Trường hợp bên thế chấp đã nộp đủ tiền mua tài sản, tài sản đã hiện hữu đầy đủ, hợp đồng mua bán tài sản đã được thanh lí, nhà đã bàn giao nhưng chưa có giấy chứng nhận sở hữu. Trong trường hợp này, đã có cơ sở khẳng định quyền sở hữu của bên mua.

Nếu tài sản hình thành trong tương lai liên quan đến nhà thì giao dịch bảo đảm phải được đăng kí tại cơ quan đăng kí giao dịch bảo đảm liên quan đến bất động sản.

Mục đích vay vốn phải phục vụ trực tiếp cho việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản , tức là tài sản hình thành từ vay vốn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo