Trong xã hội hiện đại, mô hình gia đình ngày càng đa dạng, và mẹ đơn thân là một trong những hình thức gia đình phổ biến. Vì vậy, bài viết hôm nay sẽ cung cấp đến mọi người những thông tin pháp luật về mẹ đơn thân tại Việt Nam, để người phụ nữ có thể đảm bảo một cách tối đa quyền lợi hợp pháp của mình.

Pháp luật về mẹ đơn thân tại Việt Nam
1. Thế nào là mẹ đơn thân?
Đây là một cụm từ không còn quá xa lạ; thậm chí còn được coi như một xu hướng của những người phụ nữ trong xã hội hiện đại.
Trên thực tế, mẹ đơn thân chỉ những người phụ nữ đang nuôi con khi đã góa chồng hoặc đã ly hôn và chưa tái hôn hoặc chưa từng có chồng. Cụ thể hơn đó là những người mẹ nuôi con một mình mà không có sự hỗ trợ của người bạn đời. Mô hình này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như ly hôn, chia tay hoặc lựa chọn làm mẹ đơn thân từ trước. Dù nguyên nhân là gì, mẹ đơn thân thường phải đảm đương tất cả các trách nhiệm và nghĩa vụ của việc nuôi dưỡng, chăm sóc con cái mà không có sự hỗ trợ từ cha mẹ hoặc người phối ngẫu.
2. Chế độ phúc lợi dành cho mẹ đơn thân theo pháp luật Việt Nam

Chế độ phúc lợi dành cho mẹ đơn thân theo pháp luật Việt Nam
Theo pháp luật Việt Nam, mẹ đơn thân có thể hưởng một số chế độ phúc lợi để hỗ trợ việc nuôi dưỡng và chăm sóc con cái. Điều này bao gồm:
2.1. Chế độ thai sản
Theo Điều 27, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 thì một trong những đối tượng được hưởng chế độ thai sản là "cán bộ, công chức, viên chức". Điều 14 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22-12-2006 của Chính phủ quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản cũng nêu rõ: Lao động nữ sinh con phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Mặc khác, cũng tại Khoản 5, Điều 2, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú. Điều 4, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng quy định: "Trẻ em không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con chung, con riêng, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật".
Những quy định trên đây cho thấy quan điểm của pháp luật nước ta là đối xử công bằng và bình đẳng đối với trẻ là con ngoài giá thú. Theo đó, ngay từ khi sinh ra, con ngoài giá thú cũng được hưởng đầy đủ các quyền lợi như con trong giá thú, được hưởng đầy đủ các quyền khác về nhân thân được quy định trong Hiến pháp và Bộ luật Dân sự như quyền về cư trú, hộ tịch, giám hộ, các quyền về tài sản, thừa kế...
Chính vì vậy ,mẹ đơn thân đủ điều kiện có thể nhận chế độ thai sản từ Bảo hiểm xã hội nếu đã tham gia bảo hiểm xã hội và đáp ứng các điều kiện quy định.
2.2. Trợ cấp tài chính đối với gia đình thuộc diện nghèo, khó khăn
Căn cứ khoản 4 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP có quy định đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng là những Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
Theo quy định nêu trên, Mẹ đơn thân có thể được nhận trợ cấp từ Nhà nước hoặc các tổ chức xã hội nếu thuộc một trong các điều kiện sau:
- Thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng.
- Hoặc đã có chồng nhưng đã chết hoặc mất tích và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc con từ 16 tới 22 tuổi nhưng vẫn đang đi học.
Bên cạnh đó, các chính quyền địa phương thường có các chương trình hỗ trợ đặc thù cho mẹ đơn thân, bao gồm hỗ trợ tài chính, giáo dục và sức khỏe cho trẻ em.
3. Nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của mẹ đơn thân
Bên cạnh những quyền lợi được hưởng, thì mẹ đơn thân cũng có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quan trọng như sau:
- Trách nhiệm nuôi dưỡng con cái: Mẹ đơn thân có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các điều kiện cần thiết cho con cái về mặt vật chất, tinh thần, và giáo dục.
- Nghĩa vụ cấp dưỡng: Nếu người cha của đứa trẻ còn sống và có khả năng, mẹ đơn thân có thể yêu cầu cấp dưỡng để chia sẻ gánh nặng tài chính.
- Quyền và nghĩa vụ pháp lý khác: Mẹ đơn thân cũng cần thực hiện các nghĩa vụ pháp lý khác như khai báo thông tin cần thiết liên quan đến con cái với các cơ quan chức năng và bảo đảm các quyền lợi hợp pháp của trẻ.
4. Một số câu hỏi liên quan thường gặp
Mẹ đơn thân có quyền yêu cầu trợ cấp từ Nhà nước không?
Có, mẹ đơn thân có thể yêu cầu trợ cấp từ Nhà nước nếu thuộc diện nghèo khó hoặc có hoàn cảnh đặc biệt.
Mẹ đơn thân có cần phải chứng minh khả năng tài chính không?
Có, trong một số trường hợp, mẹ đơn thân có thể cần chứng minh khả năng tài chính để nhận các hỗ trợ hoặc trợ cấp.
Nếu cha của đứa trẻ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, mẹ đơn thân có thể làm gì?
Mẹ đơn thân có quyền yêu cầu cơ quan pháp luật can thiệp để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng từ cha của đứa trẻ.
Chế độ phúc lợi từ Nhà nước và các quy định pháp lý không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính mà còn bảo vệ quyền lợi của mẹ và con cái. Vì vậy, việc nắm vững những thông tin này sẽ giúp mẹ đơn thân có một nền tảng vững chắc để nuôi dưỡng và chăm sóc con cái, đồng thời đảm bảo quyền lợi pháp lý của mình trong xã hội.
Nội dung bài viết:
Bình luận