Một số quy định về kiểm nghiệm thực phẩm [Cập nhật 2024]

Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm thực phẩm là thủ tục quan trọng góp phần giúp Nhà nước thực hiện quản lý về chất lượng thực phẩm trước khi được đưa ra thị trường. Do đó, pháp luật đưa ra quy định kiểm nghiệm thực phẩm, trong đó chi tiết nhất là liên quan đến quy đinh lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm. Dưới đây Công ty Luật ACC giới thiệu một số quy định về kiểm nghiệm thực phẩm quy định của pháp luật hiện nay.

quy-dinh-ve-kiem-nghiem-thuc-pham

Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm

1. Căn cứ pháp lý:

  • Luật An toàn thực phẩm năm 2010
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều Luật An toàn thực phẩm
  • Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước
  • Thông tư số 14/2011/TT-BYT hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Các trường hợp tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm:

Pháp luật quy định về kiểm nghiệm thực phẩm được tiến hành trong 02 trường hợp sau:

  • Trường hợp thứ nhất là kiểm nghiệm theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Việc kiểm nghiệm của cá nhân, tổ chức phục vụ cho việc tự công bố sản phẩm; yêu cầu cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để khẳng định khi kinh doanh thực phẩm hoặc để phục vụ giải quyết nếu có tranh chấp liên quan đến an toàn thực phẩm xảy ra.
  • Trường hợp thứ hai là phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Thông qua việc kiểm nghiệm thực phẩm, các cơ quan nhà nước có căn cứ xem xét cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm hoặc là cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xử lý, loại bỏ những thực phẩm không đạt các quy chuẩn, tiêu chuẩn kĩ thuật

Bên cạnh đó, pháp luật cũng đưa ra quy định về kiểm nghiệm thực phẩm phải đáp đáp ứng các yêu cầu, đó là:

- Hoạt động kiểm nghiệm phải tiến hành một cách khác quan, chính xác.

- Hoạt động kiểm nghiệm thực phẩm phải tuân thủ các quy định về chuyên môn kĩ thuật.

Để biết thêm thông tin về giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, xin mời quý khách tham khảo bài viết dưới đây: giấy chứng nhận attp

3. Quy định lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm:

Pháp luật đưa ra các quy định lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm vì việc lấy mẫu là công việc quan trọng trong quá trình tiến hành kiểm nghiệm. Việc lấy mẫu và chi phí lấy mẫu phải theo quy định của pháp luật.

  • Về lượng mẫu tối thiểu và lượng mẫu tối đa thực phẩm cần lấy để tiến hành kiểm nghiệm: theo quy định tại Phụ lục I Thông tư số 14/2011/TT-BYT hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Phương pháp lấy mẫu: tuân thủ theo quy định tại Phụ lục II Thông tư số 14/2011/TT-BYT hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Quy định về lấy mẫu kiểm nghiệm liên quan đến chi phí lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm:

- Chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm để kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm do cơ quan quyết định việc kiểm tra, thanh tra chi trả.

- Căn cứ kết quả kiểm nghiệm, cơ quan ra quyết định kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm kết luận tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân đó phải hoàn trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm cho cơ quan kiểm tra, thanh tra.

- Tổ chức, cá nhân có yêu cầu lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm phải tự chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm.

- Chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm trong tranh chấp, khiếu nại về an toàn thực phẩm do người khởi kiện, khiếu nại chi trả. Trường hợp kết quả kiểm nghiệm khẳng định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân đó phải hoàn trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tranh chấp cho người khởi kiện, khiếu nại.

4. Những câu hỏi thường gặp

4.1 Tại sao cần phải thực hiện việc kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm?

Thứ nhất, việc kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm sau khi tự công bố sản phẩm là một hình thức kiểm soát chất lượng mà Nhà nước bắt buộc các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh, cơ sở sản xuất thực phẩm thực hiện trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh nhằm theo dõi chất lượng sản phẩm đang lưu hành trên thị trường có đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng không để từ đó đảm bảo được an toàn, sức khỏe cho họ.
Thứ hai, việc kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ còn là cơ sở để cho các nhà sản xuất kiểm tra được sản phẩm của mình và có hướng xử lý kịp thời trong quá trình sản xuất nếu như sản phẩm của mình không đạt tiêu chuẩn hoặc gặp các vấn đề về an toàn thực phẩm.
Thứ ba, việc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần chú ý và thực hiện việc kiểm tra định kỳ thực phẩm để có thể tránh được các trường hợp bị kiểm tra đột ngột, đột xuất bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bị phát hiện các tiêu chí không đạt được về an toàn cũng như chỉ tiêu chất lượng dẫn tới việc bị xử phạt.

4.2 Khi nào thì cần phải thực hiện việc kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm?

  • Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần thực hiện việc kiểm nghiệm định kỳ 06 tháng/ lần đối với sản phẩm của cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cần tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm 01 lần/ năm đối với các sản phẩm của cơ sở mình nếu có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến gồm: GMP,HACCP,ISO 22000 hoặc tương đương.
  • Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cần tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm 02 lần/ năm đối với các sản phẩm của cơ sở chưa được cấp một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến gồm: GMP,HACCP,ISO 22000 hoặc tương đương.

4.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm uy tín, trọn gói cho khách hàng.

4.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

 

Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm nhằm đảm bảo việc kiểm nghiệm được tiến hành đúng với vai trò, ý nghĩa mà cơ quan nhà nước mong muốn. Trong quá trình tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm, còn vấn đề gì liên quan đến quy định về kiểm nghiệm thực phẩm muốn giải đáp, vui lòng liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết nhất.

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1059 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo