Quy định về chức danh đo đạc bản đồ viên hạng II được pháp luật hiện hành quy định như thế nào. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC xin gửi tới quý khách hàng thông tin về Quy định về chức danh đo đạc bản đồ viên hạng II. Mời khách hàng cùng theo dõi.
1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì?
Theo quy định tại khoản 5 điều 3 Luật đất đai 2013 thì Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo từng đơn vị hành chính.
Bản đồ/bản vẽ hiện trạng vị trí là tài liệu được tạo ra nhằm mục đích xác thực nhà ở hay khu đất ở thời điểm hiện tại, phản ánh đúng tình hình sử dụng đất của chủ sở hữu. bản vẽ này được lập dựa trên các cơ sở, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất có mục đích gì?
Thứ nhất, nó như một loại tài liệu nhằm hỗ trợ, phục vụ cho các yêu cầu liên quan đến công tác quản lý của Nhà nước đối với đất đai.
Thứ hai, là công cụ thể hiện chính xác vị trí, diện tích, loại đất ở một tỷ lệ thích hợp đối với các cấp hành chính.
Thứ ba, làm tài liệu để phục vụ cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ tư, làm tài liệu tham khảo cho các ngành khác có liên quan, nghiên cứu xây dựng định hướng phát triển, đặc biệt là các ngành cần nhiều đến quỹ đất như nông, lâm, ngư nghiệp.
3. Nguyên tắc lập bản đồ
- Bản đồ được lập theo từng đơn vị hành chính các cấp, vùng kinh tế – xã hội và cả nước để thể hiện sự phân bố các loại đất tại thời điểm kiểm kê đất đai.
- Bản đồ hiện trạng vị trí cấp xã được thành lập trên cơ sở tổng hợp, khái quát hóa nội dung của bản đồ kiểm kê đất đai.
- Bản đồ hiện trạng vị trí cấp huyện và tỉnh được lập trên cơ sở tiếp biên, tổng hợp, khái quát hóa nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính trực thuộc.
- Bản đồ hiện trạng vị trí các vùng kinh tế – xã hội được lập trên cơ sở tổng hợp, khái quát nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Bản đồ hiện trạng vị trí cả nước được lập trên cơ sở tổng hợp, khái quát nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các vùng kinh tế – xã hội.
4. Yêu cầu về hình thức bản đồ hiện trạng vị trí
- Khoanh đất tổng hợp của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được thể hiện bằng ranh giới và ký hiệu loại đất (gồm mã và màu loại đất) theo các chỉ tiêu kiểm kê đất đai.
- Khoanh đất tổng hợp có mục đích chính và mục đích phụ thì thể hiện màu của khoanh đất là màu của loại đất chính;
- Mã loại đất thể hiện mã loại đất chính trước, mã loại đất phụ thể hiện sau trong ngoặc đơn.
- Khoanh đất tổng hợp có nhiều mục đích và xác định được diện tích sử dụng riêng vào từng mục đích thì màu của khoanh đất là màu của loại đất có diện tích lớn nhất; mã loại đất thể hiện mã của từng loại đất, được sắp xếp theo thứ tự diện tích nhỏ dần.
- Khoanh đất thuộc các khu vực tổng hợp thì thể hiện thêm mã của khu vực tổng hợp.
5. Nội dung thể hiện trên bản đồ hiện trạng vị trí
– Cơ sở toán học gồm khung bản đồ, lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến, chú dẫn, trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan;
– Biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp:
+ Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất của vùng kinh tế, xã hội dạng giấy chỉ thể hiện đến địa giới hành chính cấp huyện; Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng giấy của cả nước chỉ thể hiện địa giới hành chính cấp tỉnh.
+ Trường hợp không thống nhất đường địa giới hành chính giữa thực tế đang quản lý với hồ sơ địa giới hành chính thì trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện đường địa giới hành chính thực tế đang quản lý. Trường hợp đang có tranh chấp về địa giới hành chính thì trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện đường địa giới hành chính khu vực đang tranh chấp theo ý kiến của các bên liên quan;
– Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể hiện ranh giới và ký hiệu các khoanh đất theo chỉ tiêu kiểm kê đất đai. Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh, các vùng kinh tế – xã hội và cả nước thể hiện theo các chỉ tiêu tổng hợp; được tổng hợp, khái quát hóa theo quy định biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng các cấp;
– Địa hình: Thể hiện địa hình đặc trưng của khu vực bằng đường bình độ, điểm độ cao và ghi chú độ cao.
– Thủy hệ và các đối tượng có liên quan như biển, hồ ao, đầm phà, sông ngòi, kênh rạch, thùng vũng.
– Hệ thống giao thông và các đối tượng có liên quan thể hiện phạm vi chiếm đất của đường sắt, đường bộ và các công trình giao thông trên hệ thống đường. Bản đồ hiện trạng cấp xã thể hiện tất cả các loại đường giao thông các cấp kể cả đường trục chính trong khu dân cư, đường nội đồng, đường mòn tại các xã miền núi, trung du. Bản đồ hiện trạng cấp huyện phải thể hiện đường liên xã, khu vực miền núi phải thể hiện cả đường đất nhỏ. Bản đồ hiện trạng cấp tỉnh phải thể hiện đường liên huyện trở lên
Ngoài ra trên bản đồ hiện trạng còn thể hiện các yếu tố kinh tế xã hội khác, các mục ghi chú để làm rõ một số nội dung trên bản đồ.
5. Quy định về chức danh đo đạc bản đồ viên hạng II
Tiêu chuẩn chức danh đo đạc bản đồ viên hạng II được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 57/2015/TTLT-BTNMT-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đo đạc bản đồ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nội vụ ban hành như sau:
Đo đạc bản đồ viên hạng II - Mã số: V.06.06.16
1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì xây dựng dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình đo đạc và bản đồ; tổ chức triển khai các công trình đo đạc và bản đồ có yêu cầu kỹ thuật phức tạp;
b) Tham gia nghiên cứu đề tài khoa học nhằm cải tiến nội dung và phương pháp quản lý liên quan đến lĩnh vực đo đạc bản đồ;
c) Chủ trì tổ chức xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc bản đồ;
d) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn tài liệu và đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức chuyên ngành đo đạc bản đồ từ hạng tương đương trở xuống;
đ) Tham gia kiểm tra viên chức chuyên ngành đo đạc bản đồ ở hạng thấp hơn trong các kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành trắc địa, bản đồ, viễn thám, đất đai, địa chính, địa lý hoặc chuyên ngành khác có liên quan; nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành do cơ quan quản lý viên chức chuyên ngành đo đạc bản đồ quy định;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (sau đây viết tắt là Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT);
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (sau đây viết tắt là Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT);
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức đo đạc bản đồ viên hạng II.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững chiến lược phát triển về đo đạc bản đồ;
b) Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực đo đạc bản đồ;
c) Có năng lực xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu chuyên môn nghiệp vụ để đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức chuyên ngành đo đạc bản đồ ở hạng thấp hơn;
d) Có khả năng tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về đo đạc bản đồ;
đ) Tham gia ít nhất 01 (một) đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp bộ trở lên hoặc chủ trì 01 (một) đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được nghiệm thu ở mức đạt trở lên.
4. Việc thăng hạng chức danh đo đạc bản đồ viên hạng II:
Viên chức thăng hạng từ chức danh đo đạc bản đồ viên hạng III lên chức danh đo đạc bản đồ viên hạng II phải có thời gian công tác giữ chức danh đo đạc bản đồ viên hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh đo đạc bản đồ viên hạng III từ đủ 02 (hai) năm trở lên.
6. Giới thiệu dịch vụ pháp lý của Công ty Luật ACC
Đến với ACC chúng tôi, Quý khách sẽ được cung cấp những dịch vụ tư vấn tốt nhất với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm cùng với chuyên viên pháp lý luôn có mặt trên 63 tỉnh/thành phố đã và đang thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý.
>>>Tại ACC cũng cung cấp Công văn 1379/BHXH-BT, mời bạn đọc tham khảo!!
Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến Quy định về chức danh đo đạc bản đồ viên hạng II. Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn:
Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
✅ Thủ tục: | ⭕ Cụ thể - Chi tiết |
✅ Dịch vụ: | ⭐ Trọn gói - Tận Tâm |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận