Quyết định nghỉ việc riêng không hưởng lương [Chi tiết 2022]

Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều diễn biến khó lường xảy ra mà chúng ta khó lường trước được. Do đó có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, người lao động có thể tiến hành nghỉ việc riêng phù hợp với những quy định của pháp luật và doanh nghiệp. Điều này gây ra rất nhiều thắc mắc cho người lao động, đặc biệt là vấn đề về việc có được hưởng tiền lương hay không? Vậy quy định nghỉ việc riêng không hưởng lương được pháp luật ghi nhận như thế nào? Mời các bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

 

Quy định Nghỉ Việc Riêng Không Hưởng Lương

quy định nghỉ việc riêng không hưởng lương

1. Quy định chung về tiền lương

Tiền lương được hiểu là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm.

Lương cơ bản là mức lương đang qua thỏa thuận của người lao động và người dùng lao động được ghi rõ trong hợp đồng lao động, là cơ sở để tính tiền công, tiền lương hàng tháng mà người lao động sẽ nhận trong đơn vị đó

Lương cơ bản của một lao động không chỉ phụ thuộc vào thỏa thuận mà còn lệ thuộc vào tính chất và yêu cầu công việc cụ thể.

Lương cơ bản không bao gồm tiền thưởng, phúc lợi và các khoản bổ sung khác, do vậy lương cơ bản chẳng phải lương thực nhận của người lao động. Hay nói cách khác, lương cơ bản chính là mức lương thấp nhất và người lao động nhận được khi sử dụng việc trong doanh nghiệp.

Người sử dụng lao động thường dùng lương cơ bản là mức lương tối thiểu áp dụng cho chính sách lương của mình, ngoài ra, nếu đáp ứng được các điều kiện khác, người lao động có thể sẽ được hưởng thêm chính sách lương khoán theo doanh thu, theo công việc, thưởng và các chế độ phúc lợi khác tùy theo chế độ của từng người sử dụng lao động.

Nhà nước có những quy định cụ thể về việc tính lương cơ bản cho người lao động, đồng thời có thể thực hiện được áp dụng với những trường hợp khác nhau và theo các lĩnh vực làm việc khác nhau. Nếu trả lương cơ bản theo những vùng khác nhau, thì chúng ta có thể áp dụng mức lương cho 4 vùng khác nhau trên cả nước. Mỗi vùng có một mức quy định và một cơ sở để áp dụng khác nhau

Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu này. Cụ thể mức lương tối thiểu được quy định như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.680.000

22.500

Vùng II

4.160.000

20.000

Vùng III

3.640.000

17.500

Vùng IV

3.250.000

15.600

2. Quyết định nghỉ việc là gì?

Quyết định nghỉ việc là văn bản áp dụng cho hai đối tượng là cá nhân và công ty/ doanh nghiệp/ tập đoàn. Đối với doanh nghiệp, khi nhân viên không đáp ứng yêu cầu trong công việc hay vi phạm các nội quy thì công ty sẽ đưa ra quyết định thôi việc cho cá nhân đó. Đối với cá nhân, khi muốn nghỉ việc thì họ đưa ra quyết định nghỉ việc để xin nghỉ.

Trong quá trình lao động, người lao động ngoài việc được nghỉ theo quy định của công ty thì còn có quyền lợi được nghỉ việc riêng và vẫn được hưởng nguyên lương cho ngày nghỉ đó. Quyết định nghỉ việc riêng có hưởng lương là việc trường hợp người lao động nghỉ việc riêng phù hợp với các quy định của pháp luật về nghỉ việc riêng được hưởng lương.

3. Quy định nghỉ việc riêng không hưởng lương

Căn cứ theo quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không lương thì người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

+ Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Trong Bộ luật lao động năm 2019 có quy đinh Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Mặt khác, Bộ luật lao động 2019 có quy định các trường hợp người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày khi rơi vào các trường hợp sau đây:

  • Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết
  • Anh, chị, em ruột chết
  • Cha hoặc mẹ kết hôn
  • Anh, chị, em ruột kết hôn.

Khi nghỉ việc không lương trong các trường hợp trên, người lao động bắt buộc phải thông báo cho người sử dụng lao động biết về sự kiện này.

Ngoài ra, người lao động cũng có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Do đó, người lao động có thể xin nghỉ nhiều hơn số ngày mà luật quy định hoặc xin nghỉ vì những lý do riêng khác nếu người sử dụng lao động đồng ý.

Ngoài ra, pháp luật hiện hành cũng không quy định về tối đa số ngày nghỉ không hưởng lương nên người lao động có thể nghỉ không hưởng lương theo số ngày đã thỏa thuận mà không bị giới hạn, miễn sao được người sử dụng lao động chấp nhận.

Trong thời gian người lao động đang nghỉ việc riêng phù hợp với các quy định của pháp luật, người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong mọi trường hợp.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề quy định nghỉ việc riêng không hưởng lương, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về quy định nghỉ việc riêng không hưởng lương vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo