Trong việc kinh doanh mua bán, có rất nhiều chứng từ mà người kế toán phải đảm bảo, trong đó không thể bỏ qua hóa đơn vì đây dường như là loại chứng từ quan trọng nhất và xuất hiện nhiều nhất trong các khâu kế toán. Hóa đơn có một vị trí vô cùng quan trọng, đứng hàng đầu trong những loại chứng từ mà kế toán cần phải kiểm tra, xem xét, đảm bảo tính đúng đắn cũng như sự đầy đủ của nó. Vậy hoá đơn tiền điện thì như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Quy định mới nhất về hóa đơn tiền điện 2022.
Quy định mới nhất về hóa đơn tiền điện 2022
1. Hóa đơn tiền điện là gì?
Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật (theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC).
Theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP, hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn có các khái niệm sau:
– Hóa đơn hợp pháp là hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định pháp luật.
– Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
Từ đó có thể hiểu rằng hoá đơn tiền điện là chứng từ do bên cung cấp điện lập, ghi nhận thông tin về tiền điện, cung ứng dịch vụ theo quy định pháp luật.
2. Ý nghĩa của hoá đơn tiền điện
Đối với người mua, hóa đơn là một bằng chứng quan trọng, thể hiện việc mình đã trả tiền để hưởng sản phẩm. Đặc biệt trong các ngành cung cấp dịch vụ như du lịch, giáo dục, y tế, thì người mua cần phải giữ kỹ hóa đơn để là một bằng chứng quan trọng trong việc mình đã đóng đầy đủ chi phí để được hưởng dịch vụ. Nếu mất hóa đơn, người mua sẽ không có quyền kiện cáo khi xảy ra các tranh chấp mâu thuẫn.
Đối với người bán, hóa đơn là một bộ phận quan trọng để xác định ngày-giờ-tháng cung cấp sản phẩm dịch vụ. Hóa đơn sẽ thể hiện những thông tin liên quan đến hai bên mua-bán nhằm ghi lại lịch sử hoạt động kinh doanh của đơn vị, cũng như là đảm bảo sự uy tín chất lượng của khách hàng. Người bán cần phải có hóa đơn để làm đối chất với người mua một khi xảy ra mâu thuẫn và tranh chấp.
Đối với các hoạt động mua bán, hóa đơn để sự một vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên để nói đến vai trò của hóa đơn thì ta nhất định phải nói đến vai trò của nó trong kế toán, vì nó là một chứng từ quan trọng giúp cho kế toán hoàn thành được công việc của mình, nếu như không thu được đầy đủ hóa đơn hoặc hóa đơn có sai sót thì toàn bộ phần việc về sau của kế toán không thể nào hoàn thành một cách thuận lợi.
Trước hết, hóa đơn là chứng từ gốc mà kế toán phải lưu lại để hoàn thành sổ sách kế toán của ngày-tháng-năm-quý. Tiếp đến hóa đơn sẽ là cơ sở để người kế toán kê khai các loại thuế, quyết toán, hạch toán cuối năm, làm các báo cáo tài chính để trình cho giám đốc hoặc cơ quan thuế. Do đó kiểm tra hóa đơn là một phần không thể thiếu trong các khâu kế toán, đã làm cho loại chứng từ này trở nên vô cùng quan trọng.
3. Quy định mới nhất về hóa đơn tiền điện 2022
Kể từ ngày 1/7/2022, Tập đoàn Điện lực Việt Nam áp dụng triển khai mẫu hoá đơn điện tử theo hình thức không có mã của cơ quan thuế và thực hiện truyền đầy đủ dữ liệu hoá đơn về hệ thống lưu trữ điện tử của cơ quan thuế.
Thực hiện Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Hóa đơn, chứng từ và Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính, theo đó kể từ ngày 1/7/2022 áp dụng hình thức hoá đơn điện tử với dữ liệu hoá đơn được thống nhất toàn quốc theo Quyết định số 1450/QĐ-TCT ngày 07/10/2021 của Tổng cục Thuế và được lưu trữ tại Trung tâm điều hành hoá đơn điện tử toàn quốc của ngành Thuế. Do vậy, kể từ ngày 1/7/2022, Tập đoàn Điện lực Việt Nam áp dụng triển khai mẫu hoá đơn điện tử theo hình thức không có mã của cơ quan thuế và thực hiện truyền đầy đủ dữ liệu hoá đơn về hệ thống lưu trữ điện tử của cơ quan thuế.
Hiện nay, EVN đang cung cấp các dịch vụ điện cho gần 30 triệu khách hàng. Để triển khai hoá đơn điện tử theo quy định, EVN đã chuyển đổi nâng cấp các hệ thống lập hóa đơn, kết nối trực tiếp với Tổng cục Thuế để thực hiện truyền dữ liệu hoá đơn theo hình thức trực tiếp và thiết kế các bản thể hiện hóa đơn, bảng kê chi tiết hóa đơn trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của ngành Thuế và kế thừa các ưu điểm của mẫu thể hiện hóa đơn tiền điện hiện hành (mẫu theo Phụ lục đính kèm). Mẫu hóa đơn điện tử theo quy định tại các văn bản nêu trên có một số thay đổi so với hiện hành như sau:
- Hóa đơn tiền điện triển khai theo quy định của Tổng cục Thuế thể hiện duy nhất số tiền điện khách hàng cần thanh toán.
- Phần chi tiết tiền điện thanh toán, các khách hàng dễ dàng theo dõi ở bảng kê chi tiết kèm theo Hóa đơn.
Việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định không làm thay đổi cách tra cứu, theo dõi tiền điện và đảm bảo các thông tin cần thiết, bên cạnh đó đem lại những lợi ích thuận tiện hơn cho khách hàng sử dụng điện như:
- Công tác quản lý, tìm kiếm, lưu trữ hóa đơn của khách hàng được dễ dàng, thuận tiện, không còn lo lắng về tình trạng thất lạc hóa đơn. Khi cần sử dụng hóa đơn điện tử khách hàng chỉ cần vào web Chăm sóc khách hàng (CSKH), ứng dụng CSKH (App) của ngành Điện và với một vài thao tác đơn giản là có thể nhận được hóa đơn ở bất kỳ đâu có internet.
- Có tính kế thừa để tạo sự gần gũi, đảm bảo đầy đủ thông tin theo quy định về hóa đơn của Bộ Tài chính.
- Tiện lợi khi làm thủ tục với cơ quan Thuế: mọi thủ tục hành chính thuế của doanh nghiệp cũng được thực hiện điện tử, giúp các khách hàng sử dụng điện giảm bớt thời gian lập tờ khai thuế giá trị gia tăng.
- Ngoài ra việc sử dụng hóa đơn điện tử còn góp phần giảm tối đa việc sử dụng giấy in, phù hợp với xu thế chuyển đổi số, góp phần bảo vệ môi trường.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Quy định mới nhất về hóa đơn tiền điện 2022. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận