Kiểm nghiệm thực phẩm là gì? Quy định lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm ra sao? Tất cả sẽ được ACC chia sẽ chi tiết dưới đây.
Quy định lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm
1. Kiểm nghiệm thực phẩm là gì?
Kiểm nghiệm thực phẩm là một hình thức kiểm soát chất lượng thực phẩm, nhằm đảm bảo uy tín của nhà sản xuất cũng như quyền lợi của người tiêu dùng. Việc kiểm nghiệm thực phẩm phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm do Quốc hội ban hành.
2. Quy định lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm
Việc lấy mẫu và chi phí lấy mẫu được quy định rõ theo các Luật ban hành, cụ thể như sau:
- Lượng mẫu tối thiểu và lượng mẫu tối đa thực phẩm cần lấy để đáp ứng quy trình kiểm nghiệm đúng tiêu chuẩn được thể hiện rõ theo quy định tại Phụ lục I Thông tư số 14/2011/TT-BYT của Bộ Y tế. Trong đó, lượng mẫu tối thiểu là lượng mẫu đủ để tiến hành kiểm nghiệm một chỉ tiêu của sản phẩm. Với các sản phẩm không được nêu trong Phụ lục I thì cần lấy theo quyết định trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra phù hợp với yêu cầu thanh tra, kiểm tra.
- Phương pháp lấy mẫu cần tuân thủ theo quy định được niêm yết cụ thể theo Phụ lục II Thông tư số 14/2011/TT-BYT của Bộ Y tế. Trong đó, bao gồm các hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ thanh tra.
Bên cạnh đó, quy định lấy mẫu kiểm nghiệm cũng thể hiện rất rõ các mức chi phí theo từng trường hợp cụ thể:
- Việc lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm, phục vụ cho kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm sẽ do cơ quan quyết định tiến hành kiểm tra, thanh tra chi trả chi phí.
- Dựa vào kết quả kiểm nghiệm thực phẩm, cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa ra kết luận tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có vi phạm quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm hay không. Nếu tổ chức, cá nhân đó vi phạm thì phải hoàn trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm cho cơ quan kiểm tra, thanh tra.
- Những tổ chức, cá nhân có yêu cầu lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm phải tự chi trả các khoản phí liên quan.
- Nếu trong tranh chấp, khởi kiện thi người khởi kiện, khiếu nại cần chi trả mức chi phi lấy mẫu và kiểm nghiệm. Trong trường hợp kết quả kiểm nghiệm cho thấy tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có vi phạm quy định an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân đó phải hoàn trả chi phí lấy mẫu cũng như kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tranh chấp cho bên thực hiện khởi kiện, khiếu nại.
Xem thêm về Danh sách các trung tâm kiểm nghiệm thực phẩm hiện nay qua bài viết của ACC
3. Các trường hợp cần tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm
Các trường hợp cần tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm
Trường hợp 1:
Là tiến hành thử nghiệm theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất thực phẩm hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc kiểm nghiệm với mục đích nhận được sự cho phép từ công bố sản phẩm từ cơ quan có thẩm quyền hoặc yêu cầu cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm hoặc phục vụ giải quyết trong trường hợp tranh chấp xảy ra liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trường hợp 2:
Việc kiểm nghiệm thực phẩm được tiến hành để phục vụ cho các hoạt động quản lý của nhà nước về an toàn thực phẩm. Nhờ vào kết quả kiểm nghiệm thực phẩm, các cơ quan nhà nước sẽ có căn cứ chính xác để xem xét cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cho những đơn vị kinh doanh thực phẩm hoặc cơ sở mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xử lý, từ đó tiến hành loại bỏ các loại thực phẩm không đạt các quy chuẩn cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật.
4. Quy trình kiểm nghiệm thực phẩm
- Bước 1: Người thực hiện đến cơ sở thực phẩm để lấy mẫu, và quy trình lấy phải được giám sát, ghi chép đầy đủ, cụ thể, chi tiết tình trạng thực tế của mẫu.
- Bước 2: Lấy lượng mẫu vừa đủ theo đúng quy định với từng sản phẩm.
- Bước 3: Niêm phong mẫu đã lấy và lập biên bản nhận mẫu. Bảo quản mẫu phù hợp với mọi yêu cầu mà nhà sản xuất công bố.
- Bước 4: Bàn giao mẫu ngay sau đó cho đơn vị kiểm nghiệm (có biên bản bàn giao rõ ràng).
Xem thêm về Các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm qua bài viết của ACC
5. Các câu hỏi thường gặp:
Có bắt buộc phải lấy mẫu kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm không?
-Có, Vì việc lấy mẫu kiểm nghiệm định kỳ được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân hoặc tổ chức, cá nhân chủ động mời cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
Các chỉ tiêu để kiểm nghiệm định kỳ là các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc trên nhãn sản phẩm đang lưu hành; một số chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vật đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc theo quy định của pháp luật.Kết quả kiểm nghiệm của các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất, định kỳ, kết quả kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu được tổ chức, cá nhân sử dụng làm kết quả kiểm nghiệm định kỳ nếu đáp ứng yêu cầu tại Khoản 3 Điều này.
Doanh nghiệp không kiểm nghiệm định kỳ bị xử phạt như thế nào?
-Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 với các loại thực phẩm sử dụng kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình chế biến đồ ăn sẵn, căn tin kinh doanh đồ ăn thức uống, bếp ăn tập thể, nhà hàng của khách hàng, khu nghỉ dưỡng hoặc nhà hàng ăn uống.
-Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các doanh nghiệp vi phạm trong sản xuất kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm.
Thời gian tiến hành kiểm nghiệm có vượt quá 10 ngày không?
Không, Tùy theo từng chỉ tiêu kiểm nghiệm mà thời gian thực hiện sẽ nhanh hay chậm, nhưng chỉ dao động từ 02 – 07 ngày.
Trên đây là những thông tin về Quy định lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm. Nếu cần hỗ trợ hay còn điều vướng mắc, hãy liên hệ ngay ACC để được hỗ trợ nhanh nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận