Quy định hiện hành về thuế VAT của doanh nghiệp

Thuế suất VAT là một trong những thuế bắt buộc và không có gì xa lạ đối với người dân và doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt hiện nay điều đang được các doanh nghiệp quan tâm là Nghị quyết 43/2022/QH15 về việc giảm thuế một vài mặt hàng. Vậy quy định hiện hành về thuế VAT của doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Thue Vat La Gi 0403135633

1. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) – Thuế VAT

Thuế VAT là gì?

Thuế VAT hay thuế giá trị gia tăng là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán sản phẩm hàng hoá. Là loại thuế đánh vào người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Người tiêu dùng là người chi trả nhưng người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ.

Qui định về thuế VAT :

Đối tượng chịu thuế VAT:

Căn cứ theo Điều 2, Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT: Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là tất cả các hàng hóa dịch vụ được tiêu dùng, mua bán tại Việt Nam trừ một số đối tượng không chịu thuế GTGT nêu tại mục 2.2.

Đối tượng không chịu thuế VAT:

Các đối tượng không thuộc diện chịu thuế theo quy định của Luật thuế VAT bao gồm:

  • Các sản phẩm trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi chưa qua chế biến của tổ chức, cá nhân tự sản xuất.
  • Sản phẩm là giống vật nuôi, cây trồng, muối mỏ tự nhiên.
  • Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
  • Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm người học, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng và tái bảo hiểm.
  • Chuyển quyền sử dụng đất.
  • Sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân và vốn viện trợ nhân đạo trong các công trình văn hóa, nghệ thuật, công cộng.
  • Nghề dạy học theo quy định của pháp luật.
  • Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
  • Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện.
  • Các dịch vụ bưu chính, dịch vụ y tế, dịch vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố.
  • Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân/tháng thấp hơn mức lương tối thiểu áp dụng chung cho tổ chức, doanh nghiệp trong nước.
  • Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản chưa qua chế biến theo quy định của Chính phủ hay sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh.
  • Xuất bản, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa… hay các loại máy móc phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học.
  • Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
  • Dịch vụ tín dụng, kinh doanh chứng khoán, chuyển nhượng vốn và các dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật.
  • Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

2. Các loại thuế suất VAT:

Luật thuế VAT Việt Nam hiện nay đến năm 2022, thuế VAT hiện nay có 4 thuế suất VAT bao gồm: 0%, 5% , 10% và 8%.

Năm 2022, vấn đề đang được doanh nghiệp quan tâm nhất là việc thuế VAT giảm từ 10% còn 8%. Trừ một số hàng hóa, dịch vụ KHÔNG được giảm theo nghị định 15/2022/NĐ-CP bao gồm: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;.

** Lưu ý:

– Nếu các loại hàng hoá, dịch vụ nêu trên không phải chịu thuế GTGT hoặc chỉ phải chịu thuế GTGT 5% thì không được giảm thuế GTGT.

– Việc giảm thuế GTGT áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại./.

Tìm hiểu luật quản lý thuế và toàn bộ điểm mới đáng chú ý trong bài viết Luật quản lý thuế 2019

3. Phương pháp, công thức tính thuế VAT

3.1. Công thức xác định thuế GTGT

Thuế GTGT = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT
(Giá tính thuế GTGT là giá bán ra không bao gồm thuế GTGT.)

3.2. Phương pháp tính thuế VAT

Theo Điều 9 Luật thuế giá trị gia tăng, có hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

* Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng: 

Căn cứ Điều 10 Luật thuế giá trị gia tăng, Phương pháp khấu trừ thuế GTGT sẽ được áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm:

a) Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;

b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.

* Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:

Căn cứ Điều 11 Luật thuế giá trị gia tăng, Đối tượng áp dụng của phương pháp này bao gồm:

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế
  • Hộ, cá nhân kinh doanh;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay;
  • Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

4. Qui định về hoàn thuế giá trị gia tăng

Kể từ ngày 01/7/2016 Theo Khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC quy định cụ thể như sau:

  1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.
  2. Trường hợp cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết phát sinh trước kỳ tính thuế tháng 7/2016 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trước kỳ tính thuế quý 3/2016 (đối với trường hợp kê khai theo quý) đủ điều kiện hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế theo quy định của pháp luật.

Trên đây là Quy định hiện hành về thuế VAT của doanh nghiệp mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo