Bạn ở Bình Dương, muốn thực hiện thủ tục đăng ký cấp hộ chiếu nhưng không biết Phòng quản lý xuất nhập cảnh Bình Dương ở đâu? Vậy hãy cùng với Luật ACC đi tìm hiểu các thông tin liên quan đến Phòng xuất nhập cảnh Bình Dương [Chi tiết 2023] nhé!
Phòng xuất nhập cảnh Bình Dương [Chi tiết 2023]
Căn cứ pháp lý:
– Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019;
– Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
– Nghị định số 75/2020/NĐ-CP.
1. Xuất nhập cảnh là gì?
Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 22/11/2019. Cụ thể một số nội dung quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (VN) như sau:
- Xuất cảnh là việc công dân VN ra khỏi lãnh thổ VN qua cửa khẩu của VN.
- Nhập cảnh là việc công dân VN từ nước ngoài vào lãnh thổ VN qua cửa khẩu của VN.
Xuất cảnh tiếng Anh là “Exit”.
Nhập cảnh tiếng Anh là “Entry”.
Xuất nhập cảnh tiếng Anh là “Immigration”.
Xem thêm bài viết: Xuất nhập cảnh là gì? Quy định về xuất nhập cảnh năm 2023
2. Phòng xuất nhập cảnh Bình Dương
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công An Bình Dương, là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh, giải quyết các thủ tục xuất nhập cảnh cho công dân Việt Nam và công dân nước ngoài đang tạm trú hoặc làm việc tại tỉnh Bình Dương.
Trụ sở chính đặt tại địa chỉ: Số 17, đường N3, KDC Chánh nghĩa, phường Chánh Nghĩa
- Điện thoại: 02743.891319
Fax: 02743828043
Thời gian và giờ làm việc của Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Bình Dương
-Thời gian từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định)
-Giờ làm việc : Sáng 7h30 - 10h30; Buổi chiều: 14:00–16:00. Riêng thứ 7 làm việc buổi sáng
3. Nhiệm vụ của phòng xuất nhập cảnh Bình Dương
Nhiệm vụ chung: Lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh hiện nay sẽ bao gồm các cơ quan sau đây: Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục An ninh cửa khẩu và các Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phòng xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an nên chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của phòng xuất nhập cảnh phải thực hiện theo quy định về trách nhiệm của Bộ Công an đối với hoạt động xuất nhập cảnh. Căn cứ theo quy định tại điều 45. Trách nhiệm của Bộ Công an Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019
Phòng xuất nhập cảnh lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nước, Bộ Công an, Đảng ủy Giám đốc CATP về quản lý xuất nhập cảnh; cư trú người nước ngoài. Đồng thời phòng, chống các loại tội phạm trong lĩnh vực xuất nhập cảnh; quản lý xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam; kiểm soát xuất nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế và các nhiệm vụ khác. Có thể khẳng định, công tác quản lý xuất nhập cảnh do CATP đảm nhiệm đã đạt được những kết quả tích cực, hệ thống tổ chức được kiện toàn, trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao, đáp ứng kịp thời yêu cầu đối ngoại, góp phần đắc lực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cũng như công tác chiến đấu và xây dựng lực lượng CAND. Qua đó, thực hiện hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức Đảng tại đơn vị.
Thực hiện công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa thủ tục, hướng tới vì Nhân dân phục vụ.
Triển khai thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008; quản lý khai báo tạm trú, tiếp nhận và xử lý tờ khai điện tử xin cấp hộ chiếu trên nền Internet... Đảm bảo việc tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục cấp phát hộ chiếu qua đường bưu điện đến nơi cư trú của công dân nhanh chóng, thuận tiện.
Nhiệm vụ cụ thể: Thực hiện các thủ tục hành chính sau:
các thủ tục hành chính như sau:
- Thủ tục liên quan đến cấp/đổi hộ chiếu đối với công dân Việt Nam
- Xin cấp thị thực, visa, thẻ tạm trú và thẻ thường trú cho người nước ngoài tạm trú trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Thủ tục khai báo tạo trú/ tạm vắng cho người nước ngoài với các mục đích du lịch, thăm thân, lao động, kinh doanh.
4. Giấy tờ xuất nhập cảnh
– Giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm:
+ Hộ chiếu ngoại giao;
+ Hộ chiếu công vụ;
+ Hộ chiếu phổ thông;
+ Giấy thông hành.
– Hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn.
– Thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.
5. Thời hạn của giấy tờ xuất nhập cảnh
– Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.
– Thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau:
+ Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;
+ Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;
+ Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
xem thêm bài viết: Làm hộ chiếu ở đâu
– Giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
Trên đây là nội dung thông tin mà Luật ACC muốn cung cấp cho bạn đọc về Phòng xuất nhập cảnh Bình Dương [Chi tiết 2023]. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích đối với bạn. Hiện tại, bên Luật ACC chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh cho công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài. Nếu bạn còn gì thắc mắc về nội dung bài viết hoặc về dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ theo thông tin phía dưới để được tư vấn, giải đáp kịp thời nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận