Nhằm tăng hiệu suất, hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, chiến lược phòng, chống tham nhũng quốc gia đến năm 2020 đã nhấn mạnh: phát huy vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong phòng, chống tham nhũng thông qua việc xây dựng và thực hiện văn hóa kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng; phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn và phát hiện kịp thời những hành vi nhũng nhiễu, qua đó kìm chế và từng bước ngăn ngừa tham nhũng. Theo dõi bài viết dưới đây của ACC để có thể hiểu rõ hơn về những biện pháp phòng chống tham nhũng trong doanh nghiệp nhà nước nhé.
1. Hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp nhà nước
Tình trạng đưa, nhận hối lộ, móc nối giữa doanh nghiệp với cán bộ có chức có quyền đề giành lợi thế trong sản xuất, kinh doanh hoặc chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, Doanh nghiệp “sân sau” vẫn là những vấn đề nóng, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của môi trường đầu tư, kinh doanh, gây bức xúc dư luận xã hội.
Qua những vụ án đã được điều tra và xét xử, các hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là:
Thứ nhất, nâng cao giá trị hợp đồng, nâng giá trị thực của sản phẩm để hưởng chênh lệch. Hiện tượng này thường thấy trong việc mua sắm tài sản công, hoặc mua bán hóa đơn khống để chiếm đoạt tài sản nhà nước.
Thứ hai, lợi dụng chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp, những sơ hở trong quá trình định giá, thoái vốn để tham nhũng. Cụ thể như vụ việc Mobifone mua 95% cổ phần của AVG; việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn; việc mua bán, chuyển nhượng tài sản công (đất đai, nhà công…); dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2; dự án mở rộng Nhà máy đạm Hà Bắc;
Thứ ba, lợi dụng chức vụ, quyền hạn chi tiêu sai quy định. Thậm chí còn vượt quyền để quyết định những dự án không thuộc thẩm quyền.
Thứ tư, lập các công ty con, dựa vào vị trí, quan hệ của mình trong các doanh nghiệp nhà nước để trục lợi. Vẫn còn tình trạng cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước móc ngoặc với cán bộ, công chức nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân để hình thành “nhóm lợi ích”, “sân sau” thao túng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trục lợi cá nhân, tham nhũng, lãng phí, gây tổn hại cho Nhà nước và doanh nghiệp.
Thứ năm, tham nhũng thông qua việc dùng tiền công quỹ của doanh nghiệp trái quy định. Hiện tượng một số doanh nghiệp nhà nước (có doanh nghiệp thành viên của các tập đoàn kinh tế nhà nước) dùng tiền công quỹ “lót đường” cho những mối quan hệ khác nhau có lợi cho cá nhân hoặc doanh nghiệp cũng là hành vi tham nhũng.
Thứ sáu, đầu tư ngoài ngành, gây thất thoát tài sản của Nhà nước, có biểu hiện trục lợi, tham nhũng.
2. Giải pháp phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp nhà nước
Hiện nay, thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế nói chung, tái cơ cấu và cấu trúc lại các doanh nghiệp nói riêng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong đó, việc kiểm soát và tăng cường phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong các doanh nghiệp nhà nước luôn được Đảng và Nhà nước chú trọng. Cụ thể là:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của tổ chức đảng trong doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục cụ thể hóa vai trò đầu tàu theo đúng tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
Thứ hai, chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác cán bộ góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Không để tình trạng gia đình hay dòng họ “thao túng”, “chi phối” công tác cán bộ trong doanh nghiệp nhà nước. Cùng với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của doanh nghiệp nhà nước thì việc làm tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu doanh nghiệp rất quan trọng. Thực hiện chặt chẽ quy trình quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt, đảm bảo người có năng lực, đạo đức, tâm huyết, trách nhiệm. Quá trình thực hiện cần dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, nhất là trong các khâu tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nghiêm túc thực hiện Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Đồng thời, thực hiện tốt công tác quản lý, giáo dục đảng viên, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, ngăn chặn có hiệu quả tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên tại các doanh nghiệp nhà nước.
Thứ ba, tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật phục vụ việc nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước. Hoàn thiện thể chế quản lý doanh nghiệp nhà nước. Mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước. Điều chỉnh cơ chế đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước, quản lý tài chính và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Tiếp tục hoàn thiện quy chế đánh giá việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước.
Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, tái cơ cấu, vận hành đối với doanh nghiệp nhà nước nhằm phòng ngừa tham nhũng. Thực hiện đầy đủ nguyên tắc Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật; cơ chế giám sát tài chính, phát huy quyền giám sát của người lao động trong các doanh nghiệp. Tăng cường kiểm soát tài chính trong doanh nghiệp nhà nước.
Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, phát hiện điều tra, xử lý tham nhũng trong các doanh nghiệp nhà nước, nhất là trong các dự án lớn. Quá trình điều tra khi có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước cần được thực hiện công khai, minh bạch. Xử lý kịp thời, cương quyết những hành vi tham nhũng. Kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong doanh nghiệp nhà nước.
Phòng chống tham nhũng trong doanh nghiệp nhà nước
Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phát hiện, xử lý tham nhũng, ứng dụng hiệu quả thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, nhằm phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng; tập trung vào một số lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng như tài chính, ngân hàng, đầu tư công, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản… và các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa, các chương trình, dự án kinh tế trọng điểm.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về phòng chống tham nhũng trong doanh nghiệp nhà nước. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận