Bảng giá kiểm định an toàn thực phẩm [Mới nhất]

Việc kiểm định an toàn thực phẩm là bắt buộc theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp cần có những hiểu biết nhất định về quy định này để tuân thủ quy định một cách đúng đắn. Trong đó, việc quy định Bảng giá kiểm định an toàn thực phẩm cũng cần được quan tâm. Sau đây hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Bảng giá kiểm định an toàn thực phẩm [Mới nhất]

Bảng giá kiểm định an toàn thực phẩm [Mới nhất]

1. Kiểm định an toàn thực phẩm là gì?

Kiểm định an toàn thực phẩm là quá trình đánh giá, phân tích và xác định xem thực phẩm có đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn, chất lượng và phù hợp với quy định của pháp luật hay không. Quá trình này nhằm đảm bảo rằng thực phẩm đến tay người tiêu dùng là an toàn, không gây hại cho sức khỏe và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng.

2. Tại sao cần kiểm định an toàn thực phẩm?

  • Nhằm ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, và các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến thực phẩm không an toàn, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng
  • Bảo vệ uy tín của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin với khách hàng, tránh các rủi ro về pháp lý và kinh tế do vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
  • Sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
  • Đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh.

3. Quy định về kiểm định an toàn thực phẩm

 

quy-trinh-kiem-dinh-an-toan-thuc-pham

 Tại Điều 4 Thông tư 48/2015/TT-BYT sửa đổi bởi khoản 3 Điều 5 Thông tư 17/2023/TT-BYT (có hiệu lực từ ngày 9/11/2023) quy định cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra. 

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm

  •  Cục An toàn thực phẩm;
  • Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
  • Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương;
  • Phòng Y tế, Trung tâm Y tế hoặc Cơ quan chuyên môn tham mưu;
  • Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Trạm Y tế xã.

Để tìm hiểu thêm về: Mẫu phiếu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, quý khách có thể tham khảo bài viết sau!

4. Bảng giá kiểm định an toàn thực phẩm

Dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm hiện nay có thể do nhiều đơn vị kiểm nghiệm cung cấp. Chỉ cần các đơn vị đó hoạt động có đủ điều kiện theo quy định của nhà nước thì kết quả kiểm nghiệm sẽ được công nhận. Để thuận lợi trong quá trình thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm, có thể tham khảo bảng giá dưới đây:

Dịch vụ

Số lượng

Giá

Kiểm nghiệm vi sinh

Kiểm nghiệm kim loại nặng độc hại

Kiểm nghiệm dư lượng thuốc thú y và chất kháng sinh

Kiểm nghiệm độc tố vi nấm

Kiểm nghiệm chất ô nhiễm hữu cơ

Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Phân tích thành phần dinh dưỡng

Kiểm nghiệm vitamins

Kiểm nghiệm tiêu chí chất lượng bao bì

Vì lý do những mẫu kiểm nghiệm có tính chất và sản phẩm khác nhau nên giá có thể khác nhau trong một số trường hợp.

Để tìm hiểu thêm về: Mức thu phí kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, quý khách có thể tham khảo bài viết sau!

5. Quy trình kiểm định an toàn thực phẩm

Bước 1: Kiểm nghiệm mẫu thành phẩm

Đây là quy trình đầu tiên để có thể tiến hành kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với mẫu thực phẩm nào cũng cần có mẫu thành phẩm mang về để tiến hành phân tích, kiểm nghiệm chặt chẽ.

Là việc thực hiện các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn .Tùy từng sản phẩm mà yêu cầu các chỉ tiêu có sự khác nhau.

Bước 2: Lập hồ sơ công bố chất lượng và nộp tại cơ quan có thẩm quyền

Sau khi có kết quả mẫu thành phẩm, cơ quan chức năng sẽ lập tức công bố hồ sơ công bố công bố chất lượng sản phẩm bao gồm:

  • Bản công bố hợp quy/phù hợp quy định ATTP.
  • Bản thông tin chi tiết sản phẩm.
  • Kết quả kiểm nghiệm thực phẩm  trong vòng 12 tháng.
  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề  hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
  • Kế hoạch kiểm soát chất lượng Kế hoạch giám sát định kỳ .
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đối với đối tượng phải cấp)
  • Mẫu nhãn sản phẩm
  • Nội dung nhãn phụ sản phẩm.
  • Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh

Bước 3: Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ và công bố cũng như xử phạt nếu có vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm

Doanh nghiệp phải theo dõi, bổ sung, sửa đổi và giải quyết kịp thời những vấn đề gặp phải trong quá trình thẩm định hồ sơ.Thời gian chỉnh sửa càng kéo dài, đồng nghĩa với việc sản phẩm của doanh nghiệp sẽ chưa được phép lưu thông, tạo điều kiện thuận lợi cho đối thủ cạnh tranh tiếp cận người tiêu dùng và chiếm lĩnh thị trường.

Nếu trong trường hợp có vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm, doanh nghiệp,cơ sở kinh doanh sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt, đồng thời xử lý tiêu hủy số lượng thực phẩm bẩn đó.

6. Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp phải làm gì nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm?

Nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần:

  • Xác định nguyên nhân: Phân tích và xác định nguyên nhân không đạt tiêu chuẩn.
  • Khắc phục và cải tiến: Thực hiện các biện pháp khắc phục và cải tiến quy trình sản xuất, lưu trữ và vận chuyển để đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • Kiểm tra lại: Sau khi đã khắc phục, doanh nghiệp cần đăng ký kiểm tra lại để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
  • Thông báo cho cơ quan quản lý: Thông báo cho cơ quan quản lý và người tiêu dùng về các biện pháp khắc phục và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Những chỉ tiêu nào thường được kiểm tra trong thực phẩm?

Các chỉ tiêu kiểm tra thường bao gồm:

  • Vi sinh vật: Xác định sự hiện diện của các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, E.coli,...
  • Hóa chất: Phân tích hàm lượng các chất hóa học như thuốc trừ sâu, chất bảo quản, kim loại nặng,...
  • Vật lý: Đánh giá các chỉ tiêu vật lý như độ ẩm, độ chua, độ ngọt,...
  • Cảm quan: Đánh giá về màu sắc, mùi vị, hình dạng,...

Các phương pháp kiểm nghiệm thực phẩm hiện đại là gì?

Các phương pháp kiểm nghiệm hiện đại bao gồm:

  • Phương pháp PCR: Phân tích ADN của vi sinh vật để xác định loài và số lượng.
  • Phương pháp sắc ký: Phân tích các hợp chất hóa học trong thực phẩm.
  • Phương pháp quang phổ: Đo lường các đặc tính quang học của chất.
  • Phương pháp miễn dịch: Phát hiện các kháng nguyên hoặc kháng thể đặc hiệu

Trên đây là những thông tin liên quan đến Bảng giá kiểm định an toàn thực phẩm. Cảm ơn quý khách đã quan tâm theo dõi bài viết của Công ty Luật ACC. Nếu có thắc mắc nào hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    P
    khôi phạm
    Bảng giá kiểm nghiệm có thay đổi không hay cố định như thế?
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Cảm ơn anh chị đã liên hệ bên em, anh chị liên hệ 1900 3330 để được tư vấn cụ thể nhé ạạ
    Trả lời
    A
    duy anh
    Ngoài các tiêu chí trên còn tiêu chí nào ảnh hưởng đến bảng giá kiểm nghiệm không?
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Cảm ơn anh chị đã liên hệ bên em, anh chị liên hệ 1900 3330 để được tư vấn cụ thể nhé ạạ
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo