Mức thu phí kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề được cả Nhà nước, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng rất quan tâm. Một trong những điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà nhà nước đặt ra đó là phải tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm. Trong bài viết này ACC sẽ giới thiệu đến bạn đọc mức thu phí kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm

Mức Thu Phí Kiểm Nghiệm Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

Mức thu phí kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? 

Kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm là quá trình công bố sản phẩm, được cơ quan chức năng có thẩm quyền đứng ra thanh tra, kiểm định một cách nghiêm ngặt theo từng bước cụ thể để đưa ra chất lượng thực phẩm sạch hay không sạch, an toàn cho người tiêu dùng hay không.

2. Tại sao phải tiến hành kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm?

Ăn là nhu cầu sống không thể thiếu của con người. Tuy nhiên để có sức khỏe tốt, thực phẩm con người nạp vào cơ thể phải đảm bảo vệ sinh an toàn, không gây hại. Sự bận rộn trong công việc đôi khi làm mọi người mất đi cảnh giác trước nguy cơ thực phẩm bẩn.

Thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, quán ăn vỉa hè…làm nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, tim mạch của con người trở nên cao hơn bao giờ hết.

Vì vậy hoạt động kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng quan trọng.

Hiện nay, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ về sức khỏe khi đang sử dụng những thực phẩm không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan ngay cạnh cổng trường, đó là các loại bim bim, bò khô, gà xé…không hề có nhãn mác hay thông tin nào về nguồn gốc xuất xứ.

Đối với khu vực nông thôn, mất an toàn vệ sinh thực phẩm xuất phát từ hoạt động như : Sử dụng phân chuồng chưa qua ủ bón cho các loại rau, củ; lạm dụng thuốc trừ sâu…hay chính trong thói quen sinh hoạt làm cho thực phẩm có nguy cơ gây bệnh như: Sử dụng củ đã bị mọc mầm; lên men thực phẩm quá thời gian…Đây là nguyên nhân gây nên những bệnh hiểm nghèo sau thời gian dài sử dụng thực phẩm không an toàn, trong đó có ung thư.

3. Thủ tục kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm

Những doanh nghiệp đang có nhu cầu kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ cần tiến hành những thủ tục sau đây:

– Mang mẫu kiểm nghiệm đến trung tâm kiểm nghiệm của Nhà nước và tư nhân được Nhà nước cấp phép

– Điền thông tin vào phiếu gửi mẫu. Những thông tin cơ bản như người gửi, đơn vị gửi, tên mẫu cần kiểm định và quan trọng nhất là tên chỉ tiêu kiểm nghiệm.

– Sau đó bên trung tâm sẽ tiến hành tiếp nhận thông tin, kiểm tra và lên chỉ tiêu kiểm nghiệm theo quy định. Báo chi phí cho khách hàng.

–  Nhận mẫu sản phẩm và chuyển qua phòng thí nghiệm phân tích chỉ tiêu;

– Thông báo kết quả cho khách hàng và xuất kết quả gửi khách hàng.

– Thông thường thời hạn trả kết quả là 07 ngày làm việc. Nếu bạn có mong muốn trả kết quả sớm thì có thể yêu cầu và trả thêm phí cho dịch vụ này.

4. Mức thu phí kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối với mỗi loại mẫu kiểm nghiệm lại có tính chất và sản phẩm khác nhau sẽ có giá khác nhau. Đồng thời mức thu phí kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm còn phụ thuộc vào trung tâm kiểm mà bạn lựa chọn. Dưới đây là một số loại kiểm nghiệm phổ biến:

Kiểm nghiệm vi sinh
Kiểm nghiệm kim loại nặng độc hại
Kiểm nghiệm dư lượng thuốc thú y và chất kháng sinh
Kiểm nghiệm độc tố vi nấm
Kiểm nghiệm chất ô nhiễm hữu cơ
Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Phân tích thành phẩn dinh dưỡng
Kiểm nghiệm vitamins
Kiểm nghiệm tiêu chí chất lượng bao bì

5. Lưu ý khi tiến hành thủ tục kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm

– Một là, khi mang mẫu đến trung tâm kiểm nghiệm, yêu cầu bắt buộc mẫu phải được đựng trong bì sạch, kín, tránh nhiễm tạp chất, vi sinh.

– Hai là; khi mang mẫu đi kiểm nghiệm bạn cần phải xác định được những chỉ tiêu mình muốn kiểm nghiệm trong sản phẩm. Nếu không xác định chỉ tiêu thì trung tâm sẽ không thể thực hiện kiểm nghiệm.

Vậy chỉ tiêu là gì? Chỉ tiêu là những thành phần có trong sản phẩm. Vậy bạn có thể tra các chỉ tiêu này ở đâu? Trong quy chuẩn kĩ thuật tương ứng với nhóm sản phẩm do Nhà nước quy định hiện nay. Bạn có thể tham khảo dưới đây:

– Sản phẩm đã có quy chuẩn kĩ thuật bao gồm:

* Nước ăn uống, nước sinh hoạt

QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt

QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống

* Nước đá dùng liền

QCVN 10:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước đá dùng liền

* Nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, đồ uống không cồn và đồ uống có cồn

QCVN 6-3:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn

QCVN 6-2:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn.

QCVN 6-1: 2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai.

* Sữa và các sản phẩm từ sữa:

QCVN 5-5:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa lên men.

QCVN 5-4:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm chất béo từ sữa

QCVN 5-3:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm phomat

* Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ

QCVN 11-4:2012/BYT Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi

QCVN 11-3:2012/BYT Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi

QCVN 11-2:2012/BYT Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi

* Các chất được sử dụng để bổ sung vào thực phẩm

QCVN 3-6:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung Iod vào thực phẩm

QCVN 3-5:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung Magnesi vào thực phẩm

QCVN 3-4:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung calci vào thực phẩm

* Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng

QCVN 9-1:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với muối Iod

QCVN 9-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng (đối với sản phẩm nước mắm, bột mỳ, dầu ăn, đường bổ sung vi chất)

* Phụ gia thực phẩm

QCVN 4-23:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất tạo bọt

QCVN 4-22:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất nhũ hóa

QCVN 4-21:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất làm dày

QCVN 4-20:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất làm bóng

QCVN 4-19:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Enzym

* Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

QCVN 12-3:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kim loại

QCVN 12-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng cao su

QCVN 12-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng nhựa tổng hợp.

QCVN 12-4:2015/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng thủy tinh và gốm sứ.

– Sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật (QCVN)

Những sản phẩm chưa có QCVN thì chỉ tiêu kiểm nghiệm được xây dựng dựa trên :

Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 Về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm

QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm

QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm

QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm

Tiêu chuẩn kỹ thuật (TCVN) đối với từng sản phẩm cụ thể.

6. Câu hỏi thường gặp

Vệ sinh an toàn thực phẩm  gì?

Vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều kiện đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ cung cấp thực phẩm thông qua việc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Kiểm nghiệm thực phẩm là gì?

Kiểm nghiệm thực phẩm là một hình thức kiểm soát chất lượng thực phẩm, nhằm đảm bảo uy tín của nhà sản xuất cũng như quyền lợi của người tiêu dùng. Việc kiểm nghiệm thực phẩm phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm do Quốc hội ban hành.

Kim loại nặng độc hại là gì?

Chì (Pb), thủy ngân (Hg), cadmium (Cd), asen (As),… là những kim loại nặng độc hại thường có trong thực phẩm và nơi nguồn nước bị ô nhiễm. Chúng đi vào cơ thể con người, đào thải một cách chậm chạp gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Để kiểm soát được mức độ độc hại, pháp luật quy định hàm lượng kim loại nặng độc hại tối đa trong thực phẩm. Đồng thời yêu cầu các đơn vị phải tiến hành kiểm nghiệm kim loại nặng độc hại trước khi công bố sản phẩm trên thị trường.

Trên đây là bài viết Mức thu phí kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo