Phát minh là một khái niệm thường được nhắc đến khi nói về các kết quả, thành quả nghiên cứu khoa học. Vậy thực chất thì phát minh là gì? Mời bạn đọc cùng ACC tìm hiểu về khái niệm này trong bài viết sau.
1. Phát minh là gì?
Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa khái niệm phát minh như sau: “Phát minh là sự phát hiện một sự vật, một hiện tượng hoặc một quy luật tồn tại khách quan của tự nhiên mà con người chưa từng biết tới. Phát minh làm thay đổi, nâng cao trình độ nhận thức của con người đối với tự nhiên và tạo cơ sở để con người lợi dụng, chế ngự tự nhiên. Phát minh khoa học là yếu tố quyết định đối với tiến bộ khoa học – kỹ thuật. Phát minh thường gắn liền với những nghiên cứu cơ bản trong khoa học lý thuyết và khoa học ứng dụng. Phát minh phản ánh các mối quan hệ hiện thực khách quan cơ bản và những tính chất của các hiện tượng trong thế giới hiện thực.”
Dưới góc độ pháp luật, hiện nay pháp luật nước ta chưa có quy định về khái niệm phát minh.
Một cách khái quát thì có thể hiểu phát minh là sự phát hiện, khám phá ra các quy luật, sự vật, hiện tượng đã tồn tại khách quan tự nhiên, có khả năng áp dụng để giải thích thế giới nhưng chưa thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống.
2. Đặc điểm của phát minh là gì?
Một số đặc điểm của phát minh có thể kể đến như:
- Phát minh không có tính mới, tính sáng tạo. Phát minh chỉ là việc những phát hiện về những gì đã có, đã tồn tại trong tự nhiên do đó phát minh không có tính mới, tính sáng tạo.
- Những phát hiện, khám phá của phát minh chưa thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống mà phải thông qua các giải pháp kỹ thuật.
- Phát minh có giá trị và đóng góp lớn vào hệ thống tri thức về thế giới, phát minh không có giá trị thương mại.
3. Đăng ký bảo hộ phát minh thế nào?
Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì phát minh không phải đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Cụ thể tại Điều 59 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung) quy định như sau:
“Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:
- Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
- Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
- Cách thức thể hiện thông tin;
- Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
- Giống thực vật, giống động vật;
- Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
- Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.”
Do không được pháp luật quy định là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nên người có phát minh không được đăng ký phát minh.
4. Phân biệt phát minh và sáng chế
Một trong những khái niệm bị nhầm lẫn với phát minh là khái niệm sáng chế. Tham khảo về các phân biệt phát minh và sáng chế trong bảng sau:
Phát minh | Sáng chế | |
Thành quả nghiên cứu | Chỉ có trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, đã tồn tại khách quan, có khả năng áp dụng để giải thích thế giới, có giá trị về lý thuyết, học thuyết nhưng không có giá trị thương mại. | Không tồn tại sẵn trong tự nhiên mà phải thông qua quá trình đầu tư về tài chính, nhân lực mới có thể tạo ra. |
Khả năng áp dụng | Chưa thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống | Thành quả nghiên cứu có khả năng áp dụng trực tiếp vào sản xuất và đời sống. |
Giá trị thương mại | Không có giá trị thương mại | Có giá trị thương mại, có thể mua, bán sáng chế (chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế) hoặc license sáng chế (chuyển quyền sử dụng sáng chế). |
Hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ | là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, không được bảo hộ về nội dung mà chỉ được bảo hộ hình thức. | là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và được bảo hộ độc quyền về nội dung |
Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ | Phát minh được bảo hộ quyền tác giả khi thỏa mãn các điều kiện được pháp luật quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ về chủ thể và các loại hình tác phẩm được bảo hộ. | Sáng chế được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ. |
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1. Phát minh có được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không?
Phát minh là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Phát minh được bảo hộ quyền tác giả khi thỏa mãn các điều kiện được pháp luật quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ về chủ thể và các loại hình tác phẩm được bảo hộ.
5.2. Hồ sơ đăng ký sáng chế gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ đăng ký sáng chế gồm những giấy tờ sau:
– Tờ khai yêu cầu đăng ký sáng chế;
– Bản mô tả (bao gồm cả hình vẽ, nếu có);
– Bản tóm tắt;
– Yêu cầu bảo hộ;
– Giấy ủy quyền nộp hồ sơ, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí khi nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.
5.3. Nộp hồ sơ đăng ký sáng chế ở đâu?
Nộp hồ sơ đăng ký sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Địa chỉ trụ sở chính của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam là 384 - 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ngoài ra, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam còn có 02 văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Chủ sở hữu đăng ký sáng chế có thể lựa nộp đơn đăng ký sáng chế tại một trong các địa chỉ nêu trên bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện.
Trên đây là toàn bộ nội dung mà ACC muốn gửi đến bạn đọc nhằm giải đáp thắc mắc phát minh là gì. Trong trường hợp bạn đọc còn các thắc mắc khác về sở hữu trí tuệ hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư sở hữu trí tuệ của Công ty Luật ACC, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay đến ACC qua hotline 1900 3330 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ đơn vị pháp lý hàng đầu hiện nay.
Nội dung bài viết:
Bình luận