Các quy định về việc phá dỡ khẩn cấp, phá dỡ công trình xây dựng là tài sản công

Công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước. Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc di dời, phá dỡ công trình? Sau đây, ACC muốn gửi tới quý bạn đọc bài viết "Các quy định về việc phá dỡ khẩn cấp, phá dỡ công trình xây dựng là tài sản công" và một vài vấn đề pháp lý có liên quan:

Dịch vụ phá dỡ nhà cũ - CPC
Các quy định về việc phá dỡ khẩn cấp, phá dỡ công trình xây dựng là tài sản công

1. Phá dỡ công trình xây dựng là gì?

Phá dỡ công tình xây dựng là việc phá huỷ toàn bộ kết cấu của công trình xây dựng.

Điều 118, Luật Xây dựng năm 2014 sửa đổi tại khoản 44, Điều 1, Luật Xây dựng năm 2020 quy định về việc phá dỡ công trình như sau:

a. Các trường hợp phá dỡ công trình xây dựng

Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:

+ Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;

+ Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật Xây dựng năm 2014;

+ Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;

+ Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;

+ Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.

Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.

Tuỳ vào nhu cầu của người sử dụng/ người sở hữu nhà ở mà nhà ở riêng lẻ được phá dỡ để xây dựng mới.

b. Nguyên tắc và trình tự phá dỡ công trình xây dựng 

Việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường và thực hiện theo trình tự như sau:

+ Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng;

+ Thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;

+ Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng;

+ Tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.

Các quy định chi tiết về trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng, các tình huống phá dỡ và nội dung phương án, giải pháp phá dỡ công trình, chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày trong phần tiếp theo.

2. Trách nhiệm phá dỡ công trình xây dựng

Pháp luật hiện hành quy định về các chủ thể có trách nhiệm phá dỡ công trình xây dựng bao gồm:

+ Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện phá dỡ công trình.

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định việc phá dỡ công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan; quyết định cưỡng chế phá dỡ và tổ chức thực hiện phá dỡ công trình trong trường hợp chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không thực hiện trách nhiệm của mình trong việc phá dỡ công trình xây dựng;

+ Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

Cụ thể: Các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính được quy định cụ thể, chi tiết tại Chương II, Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc phá dỡ và cưỡng chế phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở;

+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền phá dỡ công trình phục vụ quốc phòng, an ninh.

3. Các quy định về phá dỡ khẩn cấp công trình 

Căn cứ tại Khoản 1, Điều 118, Luật Xây dựng năm 2014, công trình có thể được phá dỡ khẩn cấp trong trường hợp công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Người được giao quản lý, thực hiện phá dỡ khẩn cấp công trình được tự quyết định toàn bộ công việc trong quá trình tổ chức thực hiện phá dỡ khẩn cấp công trình bảo đảm tiến độ, an toàn, bảo vệ môi trường và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

4. Các quy định về phá dỡ công trình xây dựng là tài sản công 

Khoản 1, Điều 9, Luật Quản lý và sử dụng tài sản công năm 2017 quy định tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.

Đối với việc phá dỡ công trình xây dựng là tài sản công, ngoài việc thực hiện theo quy định của Nghị định 06/2021/NĐ-CP còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Ví dụ: Điều 30, Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định về việc thanh lý tài sản công theo hình thức phá dỡ, huỷ bỏ như sau:

Cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc phá dỡ, hủy bỏ tài sản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp tài sản phá dỡ là nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất có nguyên giá theo sổ kế toán từ 10 tỷ đồng trở lên thì phải đấu thầu hoặc đấu giá thanh lý. Việc đấu thầu hoặc đấu giá thanh lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Việc đấu thầu thanh lý được thực hiện trong trường hợp chỉ lựa chọn đơn vị thực hiện phá dỡ tài sản. Việc bán vật tư, vật liệu thu hồi từ việc phá dỡ, hủy bỏ thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 15/2017/NĐ-CP.

Trường hợp kết hợp việc phá dỡ tài sản với việc bán vật tư, vật liệu thu hồi thì áp dụng hình thức đấu thầu trong trường hợp dự toán chi phí thanh lý lớn hơn giá trị dự kiến của vật tư, vật liệu thu hồi; áp dụng hình thức đấu giá trong trường hợp dự toán chi phí thanh lý nhỏ hơn giá trị dự kiến của vật tư, vật liệu thu hồi.

Tổ chức, cá nhân được lựa chọn thông qua đấu thầu, đấu giá thực hiện việc phá dỡ tài sản kết hợp với việc bán vật tư, vật liệu thu hồi được thực hiện thanh toán bù trừ chi phí phá dỡ và giá trị vật tư, vật liệu thu hồi sau phá dỡ trên cơ sở kết quả đấu thầu, đấu giá.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Các quy định về việc phá dỡ khẩn cấp, phá dỡ công trình xây dựng là tài sản công, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo