Chứng chỉ hành nghề dược là văn bản cấp cho cá nhân có trình độ chuyên môn liên quan đến ngành dược, đáp ứng đầy đủ những điều kiện nhất định theo quy định pháp luật, thẩm quyền cấp văn bản này do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Nội dung thực hành liên quan đến chứng chỉ hành nghề dược
1. Cơ sở thực hành chuyên môn Dược gồm?
Cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam.
2. Ghi nội dung thực hành gì trên mẫu xác nhận?
(CCHN cho bạn muốn mở quầy/nhà thuốc)
Một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Bán buôn, bán lẻ thuốc, xuất nhập khẩu thuốc, dược lâm sàng, cung ứng thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh; sản xuất thuốc, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nghiên cứu dược, bảo quản thuốc, phân phối thuốc, quản lý dược tại cơ quan quản lý về dược.
3. Thời gian thực hành bao lâu là đủ để làm chứng chỉ hành nghề Dược?
– 02 năm thực hành chuyên môn đối với Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc. (Bằng Dược sỹ đại học)
– 18 tháng thực hành chuyên môn đối với Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc. (Bằng Dược sỹ đại học, Bằng cao đẳng/trung cấp Dược)
– 01 năm thực hành chuyên môn đối với Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của tủ thuốc trạm y tế xã (Bằng Dược sỹ đại học, Bằng cao đẳng/trung cấp Dược, văn bằng, chứng chỉ sơ cấp Dược)
– 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với Trường hợp trạm y tế xã ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà chưa có người đáp ứng một trong các văn bằng trên (Bằng bác sĩ đa khoa, cao đẳng, trung cấp y)
4. Thời gian thực hành tính như thế nào?
Thời gian thực hành bằng tổng thời gian thực hành tại các cơ sở Dược riêng lẻ.
Giấy xác nhận thời gian thực hành Dược cần được đưa cho các cơ sở Dược ký xác nhận trước đó. Chỉ cần chữ ký, không cần dấu giáp lai. Mẫu giấy xác nhận theo quy định.
5. Có cần chứng minh thời gian đóng bảo hiểm khi xác nhận thực hành dược không?
Không có qui định về việc cần phải xác minh thời gian đóng bảo hiểm khi xác nhận thời gian thực hành Dược. Cần liên hệ trực tiếp Sở y tế nơi nộp hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề dược để biết thêm chi tiết.
6. Nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề ở đâu?
Người đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về:
a) Bộ Y tế đối với trường hợp đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi;
b) Sở Y tế đối với trường hợp đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức xét hồ sơ. Không có qui định bắt buộc tại địa phương thực hành hoặc cư trú.
Do đó, người làm chứng chỉ hành nghề có thể lựa chọn nơi dự định mở nhà thuốc, quầy thuốc, hoặc tỉnh thành khác thuận lợi nhất để nộp hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề.
7. Chứng chỉ hành nghề dược có thời hạn bao lâu?
Theo quy định tại điều 29, luật Dược năm 2016 qui định:
“Mỗi cá nhân chỉ được cấp một Chứng chỉ hành nghề dược. Trên Chứng chỉ hành nghề dược ghi đầy đủ phạm vi hành nghề mà người có Chứng chỉ hành nghề dược đáp ứng Điều kiện và được phép hành nghề. Chứng chỉ hành nghề dược không quy định thời hạn hiệu lực và có giá trị trong phạm vi cả nước.”
“Chứng chỉ hành nghề dược hết hiệu lực khi người hành nghề chết hoặc mất tích theo quyết định, bản án của Tòa án hoặc không có giấy xác nhận hoàn thành đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất.”
Nội dung bài viết:
Bình luận