Những điều cần biết về hiệp ước quốc tế

Với sự gia tăng của quan hệ hợp tác quốc tế, điều ước quốc tế nói chung, hiệp ước quốc tế nói riêng trở thành công cụ pháp luật chủ yếu để điều chỉnh hầu hết những quan hệ quốc tế nảy sinh trong các lĩnh vực của đời sống quốc tế. Vì vậy, sự phát triển của luật điều ước quốc tế' như hiện nay đang là một trong những yếu tố đảm bảo cho sự hoàn thiện và phát triển luật quốc tế theo xu thế toàn cầu hóa. Vậy Những điều cần biết về hiệp ước quốc tế là gì? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật ACC để biết thêm thông tin nhé!

Những điều cần biết về hiệp ước quốc tế

Những điều cần biết về hiệp ước quốc tế

1. Hiệp ước quốc tế là gì?

Hiệp ước quốc tế thực chất là một phần của Điều ước quốc tế. Theo Công ước viên năm 1969, Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì.

=> Như vậy, Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế, do các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau, thông qua các quy phạm gọi là quy phạm điều ước. Điều ước quốc tế có thể là phổ cập hoặc không phổ cập, toàn cầu hoặc khu vực, đa phương hoặc song phương.

Xem thêm: Điều ước quốc tế là gì? (Cập nhật 2022)

Một hiệp ước thường được gọi là văn kiện thể hiện các hợp đồng chính thức giữa các quốc gia liên quan đến các vấn đề như hòa bình hoặc chấm dứt chiến tranh, thiết lập các liên minh, thương mại, mua lại lãnh thổ hoặc giải quyết tranh chấp.

Hiệp ước là một thỏa thuận chính thức, rõ ràng bằng văn bản mà các quốc gia sử dụng để ràng buộc về mặt pháp lý. Hiệp ước là tài liệu chính thức thể hiện sự đồng ý đó bằng lời; và nó cũng là kết quả khách quan của một nghi thức lễ mà thừa nhận các bên và các mối quan hệ được xác định của họ.

Xem thêm: Hiệp ước là gì? [Cập nhập 2022]

2. Những điều cần biết về hiệp ước quốc tế

2.1 Ký kết Hiệp ước quốc tế là gì? 

Ký là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền thực hiện, bao gồm ký điều ước quốc tế không phải phê chuẩn hoặc phê duyệt và ký điều ước quốc tế phải phê chuẩn hoặc phê duyệt.

Ký kết là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, bao gồm đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế hoặc trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế.

Ký kết điều ước quốc tế là cả một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau như đàm phán, soạn thảo, thông qua, ký, phê chuẩn hoặc phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế. Mỗi giai đoạn này có sự liên hệ chặt chẽ với nhau hết sức logic và hợp lý.

2.2 Phân loại Hiệp ước quốc tế

Các hiệp ước có thể là song phương, đó là giữa hai quốc gia hoặc đa phương, tức là giữa nhiều bang. Chúng có tính ràng buộc trong luật pháp quốc tế và tương tự như các hiệp định được thực hiện trên phạm vi quốc gia như hợp đồng hoặc vận tải. Một số hiệp ước tạo ra luật chỉ dành cho các quốc gia tham gia vào hiệp ước đặc biệt đó; một số soạn thảo luật quốc tế đã có từ trước và một số quy định đưa ra các quy tắc cuối cùng phát triển thành luật tập quán quốc tế, ràng buộc tất cả các quốc gia.

2.3 Vai trò của Hiệp ước quốc tế

Bản chất của Hiệp ước quốc tế đó là các nước với sự thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ pháp lý quốc tế giữa các nước với nhau, Hiệp ước quốc tế được xem như là hình thức pháp lý cơ bản chứa đựng quy phạm Luật quốc tế để xây dựng và ổn định các cơ sở pháp luật cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và phát triển. Hiệp ước quốc tế là công cụ, phương tiện quan trọng để duy trì và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa các chủ thể, giữ gìn quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia. Theo đó, Hiệp ước quốc tế góp phần để đảm bảo pháp lý quan trọng cho quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể luật quốc tế. Ngoài ra Hiệp ước quốc tế cũng là công cụ quan trọng để xây dựng khung pháp luật quốc tế hiện đại và bên cạnh đó cũng để tiến hành hiệu quả việc pháp điển hóa luật quốc tế, đồng thời đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được thực thi.

2.4 Chủ thể của Điều ước quốc tế

Chủ thể của điều ước quốc tế phải là các chủ thể của Luật quốc tế, bao gồm: Quốc gia, tổ chức quốc tế và các chủ thể khác của Luật quốc tế.

2.5 Ngôn ngữ của Hiệp ước quốc tế:

Thông thường, Hiệp ước quốc tế song phương thường được soạn thảo bằng ngôn ngữ của cả 2 bên (trừ khi có thỏa thuận khác). Riêng đối với các Hiệp ước quốc tế đa phương phổ cập thường được soạn thảo bằng các ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên hợp quốc đó là: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập.

2.6 Nội dung của hiệp ước quốc tế

Nội dung của hiệp ước quốc tế là những nguyên tắc, quy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên ký kết, có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên. Những nguyên tắc, quy phạm này phải được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên, xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là bình đẳng và tự nguyện.

2.7 Nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế:

Tại Điều 3. Nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế Luật điều ước quốc tế 2016 quy định: 

  1. Không trái với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  2. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.
  3. Bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  4. Tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2.8 Hình thức của Điều ước quốc tế

– Điều ước quốc tế tồn tại chủ yếu dưới hình thức văn bản. Trước đây, trong quan hệ quốc tế có sự xuất hiện của một số điều ước quân tử (bất thành văn), tuy nhiên các điều ước loại này hiện nay hầu như không còn tồn tại trong quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế.

– Tên gọi của điều ước quốc tế hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, phụ thuộc vào phạm vi và nội dung của điều ước, mà điều ước quốc tế có thể có một số tên gọi khác nhau như: Hiệp ước, công ước, định ước, nghị định thư, hiệp định…

– Kết cấu của điều ước quốc tế bao gồm các phần: Lời nói đầu, nội dung chính, phần cuối cùng, phụ lục.

2.9 Thẩm quyền ký Điều ước quốc tế

Thẩm quyền ký điều ước quốc tế là chủ thể Luật quốc tế bao gồm:

Đại diện có thẩm quyền đương nhiên: Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao; đại diện cho quốc gia tại tổ chức quốc tế hoặc hội nghị quốc tế.

Ngoài ra trong một số trường hợp nhất định còn có đại diện được ủy quyền.

Trên đây là những nội dung thông tin mà Luật ACC muốn đưa đến cho bạn đọc về chủ đề Những điều cần biết về hiệp ước quốc tế cũng như các nội dung liên quan khác. Trong quá trình tham khảo nếu còn nội dung nào chưa rõ bạn vui lòng phản hồi bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với Luật ACC theo thông tin dưới đây để được giải đáp kịp thời nhé!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo