Nhãn hiệu tập thể là gì? Một số điều cần biết về nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu tập thể là gì? Cùng ACC tìm hiểu về nhãn hiệu tập thể và những vấn đề pháp lý xoay quanh nó nhé.

nhan-hieu-tap-the-la-gi-mot-so-dieu-can-biet-ve-nhan-hieu-tap-the
Nhãn hiệu tập thể là gì? Một số điều cần biết về nhãn hiệu tập thể

1. Nhãn hiệu tập thể là gì?

nhan-hieu-tap-the-la-gi
Nhãn hiệu tập thể là gì?

Khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Luật SHTT 2005) quy định về khái niệm nhãn hiệu tập thể như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

  1. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.”

Bên cạnh đó, tại Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT 2005 quy định: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Như vậy, nhãn hiệu tập thể có thể được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên trong tổ chức (là chủ sở hữu của nhãn hiệu tập thể) với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác không phải là thành viên của tổ chức đó.

2. Phân biệt nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu thông thường.

Một số điểm khác nhau cơ bản giữa nhãn hiệu thông thường với nhãn hiệu tập thể như sau:

 

Nhãn hiệu thông thường

Nhãn hiệu tập thể

Chức năng

Phân biệt hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức với nhau.

Phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên trong tổ chức sở hữu nhãn hiệu này với các chủ thể không phải là thành viên của tổ chức đó.

Chủ sở hữu

Cá nhân hoặc tổ chức

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp.

Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu

Chủ sở hữu nhãn hiệu thông thường

(Khoản 1 Điều 87 Luật SHTT 2005)

Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể.

Tuy nhiên đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ thì tổ chức tập thể của các thành viên tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó mới có quyền đăng ký.

(Khoản 3 Điều 87 Luật SHTT 2005)

Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể

Không yêu cầu phải có

Tổ chức tập thể cần xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể và các thành viên khi sử dụng nhãn hiệu tập thể phảI tuân thủ theo quy chế này.

Chủ thể có quyền sử dụng

- Chủ sở hữu;

- Cá nhân được chủ sở hữu cho phép sử dụng.

- Các thành viên của tổ chức tập thể;

- Tổ chức tập thể.

Lưu ý: nhãn hiệu tập thể không được phép chuyển giao quyền sử dụng cho các chủ thể không phải là thành viên của tổ chức tập thể (Khoản 2 Điều 142 Luật SHTTT 2005)

3. Điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể

Tại Điều 72 Luật SHTT 2005 quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ như sau:

“Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
  2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”

Như vậy, nhãn hiệu tập thể để được bảo hộ cần đáp ứng được các điều kiện sau:

- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ, hình ảnh, hình vẽ, hình ba chiều hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó bằng một hoặc nhiều màu sắc.

- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức là chủ sở hữu của nhãn hiệu tập thể với các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó (xem quy định cụ thể tại Điều 74 Luật SHTT 2005).

4. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể tại Cục Sở hữu trí tuệ
  • Bước 3: Theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể
  • Bước 4: Nhận kết quả cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể

5. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể

Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể có các quyền sau:

  • Cho phép các thành viên của tổ chức sử dụng nhãn hiệu tập thể.
  • Kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu tập thể của các thành viên.
  • Xử lý vi phạm quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Ngoài ra, chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể cũng có các nghĩa vụ sau:

  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng nhãn hiệu tập thể.
  • Bảo vệ quyền lợi của các thành viên sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo