Nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng là nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác.
Nhận định đúng sai nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng
Câu 1. Cơ sở để phát sinh trách nhiệm BTTH là những qui định của PL được ghi nhận trong BLDS, qui định các hành vi vi phạm và quyền yêu cầu bồi thường của ngườibị thiệt hại.
SAI.
Vì cơ sở để phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài những qui định của PL được
ghi nhận trong BLDS, còn các qui định được ghi nhận trong các văn bản QPPL như
Hiến pháp, các luật và bộ luật khác, các VB dưới luật như nghị quyết, nghị định…
Câu 2. Chủ thể bị xâm hại chỉ có quyền yêu cầu chủ thể nghĩa vụ chịu trách nhiệm trong phạm vi qui định của pháp luật.
SAI.
Vì chủ thể bị xâm hại có quyền yêu cầu cao hơn nếu có sự tự nguyện của bên
gây thiệt hại. Bởi lẽ pháp luật DS luôn tôn trọng ý chí tự nguyện của các bên.
Câu 3. Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có lỗi của bên vi phạm.
SAI.
Vì nguyên tắc trên chỉ áp dụng đối với trách nhiệm BTTH trong hợp đồng. Đối với trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường đặt ra ngay cả khi chủ thể không có lỗi.
Câu 4. Được lợi về tài sản không có căn cứ luật định là hệ quả của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài HĐ.
SAI.
Mục đích của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng không phải là “để được lợi về tài sản” mà là nhằm khôi phục lại tình trạng như ban đầu cho chủ thể bị xâm phạm. Trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ 4 điều kiện...(NQ03 / 2006/ NQ - HĐTP).
Câu 5. Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
SAI
Trách nhiệm dan sự bao gồm 3 hình thức: trách nhiệm thực hiện một công việc cụ thể; trách nhiệm phạt vi phạm và trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Riêng trách nhiệm bồi thường thiệt hại lại được chia làm hai loại : trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng và trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng. Như vậy trách nhiệm dân sự có phạm vi rộng hơn rất nhiều so với trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
Câu 6. Bất kỳ người nào gây thiệt hại cho người khác đều phải bồi thường.
SAI.
Một người gây thiệt hại cho người khác nhưng nếu thuộc các trường hợp miễn trừ trách nhiệm thì không phải bồi thường thiệt hại mà mình gây ra. Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường gồm: Có sự kiện bất khả kháng; Người gây thiệt hại trong các trường hợp; Người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi; Người gây thiệt hại nhưng do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu 7. Trong mọi trường hợp nếu người gây thiệt hại có lỗi thì đều phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
SAI.
Theo Điều 617 về BTTH trong trường hợp người bị hại có lỗi thì người gây thiệt hại mặc dù có lỗi nhưng chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình chứ không bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Câu 8. BTTH do súc vật gây ra là trường hợp của BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
SAI.
BTTH do súc vật gây ra không phải là BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra vì theo định nghĩa nguồn nguy hiểm cao độ tại K1 - Đ623 thì súc vật không phải là nguồn nguy hiểm cao độ. BTTH do súc vật gây ra được qui định tại Đ 625.
Câu 9. Khi thiệt hại do nhiều người gây ra thì những người này phải liên đới bồi thường.
SAI
Nếu nhiều người cùng gây ra thiệt hại cho 1 chủ thể nhưng trong số các hành vi vi phạm PL đó chỉ có một hoặc một số hành vi có mối quan hệ nhân quả với hậu quả thiệt hại (là nguyên nhân quyết định, trực tiếp gây ra thiệt hại) còn các hành vi còn lại tuy vi phạm PL nhưng lại không có mối quan hệ nhân quả đối với thiệt hại (chỉ là điều kiện, là nguyên nhân thúc đẩy thiệt hại xảy ra nhanh chóng và thuận lợi hơn chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại) thì trách nhiệm của các chủ thể này là hoàn toàn độc lập với nhau. Mỗi chủ thể chỉ phải thực hiện phần trách nhiệm của mình và sau khi thực hiện xong, trách nhiệm đó chấm dứt. Khoa học pháp lý gọi đây là trách nhiệm dân sự riêng rẽ.
Câu 10. Người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại thì cơ quan tiến hành tố tụng ấy phải BTTH.
SAI.
Chỉ khi nào người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại khi đang thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố tụng thì cơ quan tiến hành tố tụng mới phải bồi thường (Điều 620). Nếu người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại khi họ đang nghỉ phép thì đó là trách nhiệm dân sự của cá nhân.
Nội dung bài viết:
Bình luận