Kế toán tài chính là một lĩnh vực quan trọng trong kế toán, tập trung vào việc ghi chép, tổng hợp, và báo cáo các thông tin tài chính của một tổ chức. Mục đích chính của kế toán tài chính là cung cấp thông tin cho các bên liên quan, bao gồm nhà đầu tư, chủ nợ, và các cơ quan quản lý, về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của tổ chức.
Nhận định đúng sai môn Kế toán tài chính (Có đáp án)
1) Doanh nghiệp lập dự phòng vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính.
=> Đúng
2) Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh: Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra do giảm giá các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ vì mục đích kinh doanh.
=> Đúng
3) Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh được thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính: nếu số dự phòng phải lập năm nay thấp hơn số dư dự phòng đang ghi trên sổ kế toán thì doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí tài chính trong kỳ.
=> Sai. Phải là cao hơn số dư dự phòng đang ghi trên sổ kế toán
4) Điều kiện trích lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác là: Doanh nghiệp chỉ thực hiện trích lập dự phòng khi tổng giá trị vốn chủ sở hữu thực có của tổ chức kinh tế được đầu tư cao hơn tổng số vốn đầu tư thực tế của chủ sở hữu.
=> Sai. Doanh nghiệp chỉ thực hiện trích lập dự phòng khi tổng số vốn đầu tư thực tế của chủ sở hữu cao hơn tổng giá trị vốn chủ sở hữu thực có của tổ chức kinh tế được đầu tư.
5) Theo nguyên tắc kế toán dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, việc trích lập dự phòng đầu tư dài hạn được thực hiện đối với các khoản đầu tư được trình bày theo phương pháp giá gốc, không áp dụng cho các khoản đầu tư trình bày theo phương pháp vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
=> Đúng
6) Theo nguyên tắc kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi, việc xác định thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi phải trích lập dự phòng được căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo hợp đồng mua, bán ban đầu, bao gồm đến việc gia hạn nợ giữa các bên.
=> Sai. Việc xác định thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi phải trích lập dự phòng được căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo hợp đồng mua, bán ban đầu, không tính đến việc gia hạn nợ giữa các bên.
7) Đối với nợ phải thu khó đòi quá hạn thanh toán từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm thì mức lập dự phòng là 50%.
=> Sai. Mức lập dự phòng trong trường hợp này là 30%
8) Đối với nợ phải thu khó đòi quá hạn thanh toán từ 3 năm trở lên thì mức lập dự phòng là 100%.
=> Đúng
9) Nếu sau khi đã xoá nợ nhưng sau đó doanh nghiệp lại đòi được nợ đã xử lý, thì số nợ thu được sẽ hạch toán vào tài khoản 511.
=> Sai. Sẽ được hạch toán vào TK 711 “Thu nhập khác”
10) Theo nguyên tắc kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
=> Đúng
11) Bên Có tài khoản 229 phản ánh sự hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết.
=> Sai. Đây là nội dung được phản ánh bên Nợ.
12) Bên Có tài khoản 229 phản ánh sự trích lập các khoản dự phòng tổn thất tài sản tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
=> Đúng
13) TK 229 Dự phòng tổn thất tài sản có 3 tài khoản cấp 2.
=> Sai. Tài khoản này có 4 tài khoản cấp 2: TK 2291 - Dự phòng giảm giá chứng
khoán kinh doanh, TK 2292 - Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, TK 2293 -
Dự phòng phải thu khó đòi, TK 2294 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
14) Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi: Nợ TK 642/ Có TK 229.
=> Đúng
15) Khi tổn thất thực sự xảy ra, các khoản đầu tư không còn khả năng thu hồi hoặc giá trị thu hồi thấp hơn giá gốc ban đầu, doanh nghiệp có quyết định dùng khoản dự phòng tốn thất đầu tư vào đơn vị khác đã trích lập để bù đắp tôn thất, TK 229 được ghi bên Có.
=> Sai. Được hạch toán bên Nợ
Nội dung bài viết:
Bình luận