Quyền sở hữu là một khái niệm pháp lý đề cập đến quyền kiểm soát tài sản. Tài sản có thể là hữu hình, chẳng hạn như ô tô hoặc nhà, hoặc vô hình, chẳng hạn như bằng sáng chế hoặc nhãn hiệu. Quyền sở hữu bao gồm quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.
Câu hỏi nhận định về Quyền sở hữu (Có giải thích đáp án)
1. Tiền chở xe ôm là lợi tức phát sinh từ việc khai thác công dụng của chiếc xe đó.
SAI vì tiền chở xe ôm là khoản tiền công mà người thuê chở trả cho người lái xe, bao gồm công sức lao động của người lái xe chứ không phải thuần túy là việc khai thác công dụng của chiếc xe này.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ có giá.
SAI. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là chứng thư pháp lý theo quy định của luật đất đai và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể trị giá thành tiền. Theo quy định của pháp luật, giấy tờ có giá phải được trị giá thành tiền và có thể tham gia vào giao lưu dân sự.
3. Nước biển/ không khí có thể là tài sản
ĐÚNG vì nếu được đựng trong chai/lọ có giá trị sử dụng, mua bán được thì nước biển có thể là sự kết tinh của sức lao động và trị giá được thành tiền.
4. Một tài sản gốc chỉ có thể sinh ra hoa lợi hoặc phát sinh lợi tức.
SAI. Có những tài sản gốc vừa sinh ra hoa lợi vừa phát sinh lợi tức.
5. Nhẫn vàng có đính kim cương. Vậy nhẫn là vật chính, kim cương là vật phụ.
SAI. Đây là vật đồng bộ gắn liền với nhau tạo thành một chỉnh thể đồng bộ không thể tách rời.
6. A cho B đi qua đất của mình. B cho C đi qua đất của B => C có quyền đi qua đất của A.
SAI. C muốn qua đất của A thì C phải có thỏa thuận với A hoặc có quyết định của tòa án.
7. Quyền đối với BĐS liền kề chỉ được xác lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
SAI. Theo Đ246, quyền đối với BĐS còn được xác lập theo địa thế tự nhiên, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc
8. Lối đi qua BĐS liền kề là tài sản chung của chủ sở hữu BĐS chịu hưởng quyền và chủ sở hữu BĐS và chủ sở hữu BĐS hưởng quyền.
SAI, Lối đi này chỉ thuộc về chủ sở hữu BĐS chịu hưởng quyền. Còn chủ sở hữu BĐS hưởng quyền chỉ có quyền sử dụng hạn chế.
9. Nhặt được tài sản đánh rơi rồi giữ lấy là chiếm hữu có căn cứ pháp luật
SAI. Theo Điều 230
10. Nhặt được tài sản đánh rơi rồi giữ lấy là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình
SAI. Khi nhặt được tài sản đánh rơi, họ biết rõ tài sản này không thuộc về sở hữu của mình nhưng vẫn cố ý chiếm hữu => không ngay tình
11. Người chiếm hữu vật mà không biết việc chiếm hữu của mình là không có pháp luật là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình.
SAI. Chiếm hữu không có PL nhưng ngay tình là chiếm hữu không có PL là trường hợp người chiếm hữu không biết và không thể biết việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật (phải thỏa mãn 2 điều kiện là không biết và không thể biết).
12. Căn cứ xác lập quyền sở hữu của chủ thể này đồng thời là căn cứ chấp dứt quyền sở hữu với chủ thể khác.
SAI. Theo khoản 1 Điều 221, quyền sở hữu có thể xác lập do hoạt động sáng tạo. Lúc này quyền sở hữu được xác lập cho chính chủ thể sáng tạo ra chứ không đồng thời chấm dứt quyền sở hữu của một chủ thể nào khác.
13. Sở hữu tài sản chung của hộ gia đình là sở hữu chung hợp nhất
SAI. Theo đoạn 2 khoản 2 Điều 212 :”....sở hữu chung theo phần”.
14. Người thực tế chiếm hữu tài sản của người khác không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì không có nghĩa vụ phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu
SAI. Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình nhưng phải liên tục công khai theo trong thời hạn được quy định tại Điều 236. Bên cạnh đó, Điều 167, chủ sở hữu vẫn có thể bị đòi lại tài sản trong trường hợp động sản bị lấy cắp, bị mất,...
15. Quyền định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản của mình là quyền dân sự tuyệt đối không bị hạn chế
SAI. Quyền định đoạt của chủ sở hữu có thể bị hạn chế theo Điều 196
Nội dung bài viết:
Bình luận