Môn học luật thương mại 2 được phát triển dựa trên môn học luật thương mại 1, nhằm cung cấp cho người học những kiến thức chuyên sâu hơn về hoạt động thương mại. Môn học này bắt đầu được giảng dạy tại các trường đại học luật ở Việt Nam từ những năm 1990, sau khi Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 được ban hành.
Bài tập nhận định đúng sai Luật thương mại 2 (Có đáp án)
Chương 5 LOGISTIC
1.Điều kiện kinh doanh các dịch vụ logisctic chủ yếu đối với thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là như nhau.
Nhận định sai. Vì Nhiều năm qua,ngành dịch vụ logistics được Chính phủ bảo hộ khá kỹ thông qua các biện pháp ngăn chặn doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường trong nước. Chính vì vậy Luật thương mại cũng quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic của các thương nhân Việt Nam có phần đỡ khắt khe hơn so với các thương nhân nước ngoài nước ngoài kinh doanh dịch vụ này tại Việt Nam.
Cụ thể, theo nghị định 140/2007/NĐ-CP Ngày 5/9/2007 Quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistic và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ, tại các điều 5 thì: Nếu như, Theo khoản 1, 2 điều 5 Nghị định 140 đối tượng kinh doanh Logistic là thương nhân Việt Nam thì điều kiện kinh doanh các dịch vụ logistic chủ yếu chỉ là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam, có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu .
Thì theo khoản 3 điều 5 Nghị định 140 đối tượng kinh doanh cách dịch vụ logistics chủ yếu là thương nhân nước ngoài để được kinh doanh hoạt động logistic tại Việt Nam thì ngoài việc phải tuân thủ những điều kiện như thương nhân Việt Nam còn phải tuân thủ một số điều kiện khác.
Như: đối với dịch vụ liên quan đến vận tải, thương nhân nước ngoài được phép thành lập công ty liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50% đối với trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hóa; không quá 51% đối với kinh doanh dịch vụ kho bãi; dịch vụ đại lý vận tải, dịch vụ bổ trợ khác (từ năm 2010, trước đó là 49%). Trong đó điều kiện đối với kinh doanh dịch vụ kho bãi; dịch vụ đại lý vận tải, dịch vụ bổ trợ khác sẽ chấm dứt hạn chế vào năm 2014. Như vậy, rõ ràng cơ sự khác nhau giữa điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic của thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài.
2. Mọi thương nhân đều có thể kinh doanh dịch vụ giám định.
Nhận định sai. Theo điều 256 Luật thương mại chỉ các thương nhân có đủ điều kiện theo quy định của Pháp luật, cụ thể là các điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định quy định tại điều 257 Luật thương mại và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký dịch vụ giám định thương mại mới được phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng thư giám định
3.Nếu cấp chứng thư giám định có kết quả sai thì thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng.
Nhận định sai. Vì theo điều 266 Luật thương mại thương nhân chỉ phải trả tiền phạt cho khách hàng nếu như kết quả chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình. Thương nhân chỉ phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khác hàng khi chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình.
Chương 6 CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI
1.Chế tài huỷ hợp đồng được áp dụng với mọi vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Nhận định sai. Vì theo khoản 13 điều 3 Luật thương mại vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia tới mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Như vậy, nếu như một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng nhưng không khiến bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng thi không áp dụng chế tài huỷ hợp đồng. Ví dụ như: một bên giao hàng thiếu 1kg hàng trong số 100kg hàng phải giao, theo quy định việc giao hàng đúng số lượng là một nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng, tuy nhiên trong t/h này mặc dù có sự vi phạm cơ bản của hợp đồng nhưng lỗi vi phạm này không làm bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng nên không thể áp dụng chế tài huỷ hợp đồng. Hơn nữa, về mục đích giao kết hợp đồng, bên vi phạm chỉ chịu trách nhiệm về việc bên kia không đạt được mục đích hợp đồng khi được thông báo trước hoặc buộc phải biết.
2.Bên vi phạm hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng được miễn trách nhiệm đối với mọi thiệt hại phát sinh.
Nhận định sai. Theo điều 295 Luật thương mại, khi xảy ra trường hợp bất khả kháng thì bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miến trách nhiệm và hậu quả có thể xảy ra, nêu không thông báo kịp thời thì phải bồi thường thiệt hại.
3.Chế tài thương mại được áp dụng khi có hành vi vi phạm, có thiệt hại thực tế và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế.
Nhận định sai. Vì:– Đối với chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thì chỉ cần có hành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi của bên vi phạm là có thể áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng mà không cần có thiệt hại xảy ra trên thực tế. – Đối với phạt vi phạm cũng có thể áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng và có sự thỏa thuận áp dụng chế tài này trong hợp đồng. – Có hành vi vi phạm, có thiệt hại, có mqh nhân quả giữa thiệt hại và hành vi vẫn có thể không áp dụng chế tài thương mại trong trường hợp thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo điều 249 Luật thương mại.
4.Phải áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng trước khi áp dụng các chế tài khác
Nhận định sai. Vì các chế tài thương mại được áp dụng độc lập khi có đủ các căn cứ để áp dụng theo quy định của pháp luật. Và theo điều 299 Luật thương mại khoản 1 thì trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng bên bị vi phạm không được áp dụng các chế tài huỷ hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng.
5. Hợp đồng thương mại chỉ được áp dụng mức phạt tối đa 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
Đúng. Luật Thương Mại quy định: Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này
6.Bên bị vi phạm có thể không được bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế.
Đúng. Vì, theo điều 238 Luật thương mại bên bị thiệt hại trong kinh doanh dịch vụ logistic có thể không được bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế, do toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic không vượt quá giới hạn đối với tổn thất toàn bộ hàng hóa. Mà thiệt hại thực tế có thể lớn hơn tổn thất của toàn bộ hàng hóa.
7.Nếu các bên đã thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng thì không được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Nhận định sai. Vì theo khoản 2 điều 307 Luật thương mại thì nếu các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại
8.Mọi hoạt động vận chuyển hàng hoá của thương nhân cho khách hàng để hưởng thùlao đều gọi là hoạt động dịch vụ Logictics.
Nhận định đúng. CSPL: Điều 54 NQ05/2003
9.Trong mọi trường hợp, nếu không có thoả thuận chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại thì không được đòi phạt khi có vi phạm hợp đồng đó.
Nhận định sai. CSPL 294 LTM.
10.Chỉ có thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại mới được quyền tổ chức hội chợ, triển lãm thương mai.
Nhận định sai. Điều 131 luật thương mại 2005
Nội dung bài viết:
Bình luận