Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật lao động (Có đáp án)

Luật Lao động là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, có hiệu lực pháp luật cao nhất, quy định về quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động; các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; quản lý nhà nước về lao động tại Việt Nam. Luật Lao động được Quốc hội ban hành và sửa đổi, bổ sung nhiều lần, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và thực tiễn quản lý lao động. Cùng tham khảo một số Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật lao động (Có đáp án) dưới đây.

Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật lao động (Có đáp án)

Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật lao động (Có đáp án)

Câu 1: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn thì luôn phải bồi thường chi phí đào tạo.

Nhận định SAI.

Căn cứ khoản 3 Điều 40 và Điều 62 BLLĐ, NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật mới luôn phải hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ. Còn trong trường hợp 2 bên không có thỏa thuận về việc hoàn trả, bồi thường chi phí đào tạo mà NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật thì không phải hoàn trả, bồi thường chi phí đào tạo.

Câu 2: Quan hệ lao động của công chức, viên chức không áp dụng các quy định của Luật lao động.

Nhận định SAI.

Căn cứ khoản 3 Điều 220: Chế độ lao động đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân

dân, Công an nhân dân, tổ chức xã hội, xã viên hợp tác xã, người làm việc không có quan hệ lao động do các văn bản pháp luật khác quy định nhưng tùy từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ luật này. Vì LLĐ điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trên HĐLĐ, kể các quan hệ trong cơ quan nhà nước nhưng phát sinh trên HĐLĐ vẫn áp dụng quy định của LLĐ.

Câu 3: Người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề trước thời hạn thì không được hoàn trả phần học phí còn lại.

Nhận định SAI.

Điều 18 Nghị định 139/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề: trường hợp người học nghề không thể tiếp tục học nghề do đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc gia đình thực sự khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, do ốm đau, tai nạn không đủ sức khoẻ, có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền thì được trả lại phần học phí đã đóng của thời gian học còn lại và được bảo lưu kết quả học tập.

Câu 4: Thỏa ước lao động tập thể có giá trị pháp lý cao hơn hợp đồng lao động.

Nhận định ĐÚNG.

Khoản 2 Điều 79: Trường hợp quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hợp đồng lao động đã giao kết trước ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực thấp hơn quy định tương ứng của thỏa ước lao động tập thể thì phải thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể. Quy định của người sử dụng lao động chưa phù hợp với thỏa ước lao động tập thể thì phải được sửa đổi cho phù hợp; trong thời gian chưa sửa đổi thì thực hiện theo nội dung tương ứng của thỏa ước lao động tập thể.

Câu 5: Hợp đồng lao động phải do chính người lao động giao kết và thực hiện.

Nhận định SAI.

Khoản 2 Điều 18: Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

Câu 6: Người lao động có thể ký kết nhiều hợp đồng lao động khác nhau với nhiều người sử dụng lao động khác nhau.

Nhận định ĐÚNG.

Khoản 1 Điều 19: Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

Câu 7: Thời gian có hiệu lực của hợp đồng lao động được tính từ thời điểm người lao động làm việc thực tế tại doanh nghiệp.

Nhận định SAI.

Điều 23: Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác → có thể là thời gian đi làm thực tế, thời gian do 2 bên thỏa thuận, thời gian giao kết HĐ.

Câu 8: Có thể giao kết tối đa 3 lần đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.

Nhận định SAI.

Khoản 2 Điều 20: Chỉ tối đa 2 lần thôi.

Câu 9: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn người lao động cần có lý do chính đáng.

Nhận định SAI.

Điều 35 khoản 1: người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do.

Câu 10: Người lao động làm việc đủ 12 tháng trở lên khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được trợ cấp thôi việc.

Nhận định SAI.

Điều 46: Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật lao động (Có đáp án). Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo