
- Kinh tế - chính trị Mác – Lênin nghiên cứu quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối hàng hóa trên thị trường
Nhận định sai. Vì kinh tế chính trị chỉ nghiên cứu các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi mà các quan hệ này được đặt trong sự liên hệ biện chứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của phương thức sản xuất nhất định. Nghiên cứu các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi nghĩa là nghiên cứu mặt xã hội của sự thống nhất biện chứng của cả sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng chứ không phải là nghiên cứu quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối hàng hóa trên thị trường. Mà quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi biểu hiện ở những bộ phận như: quan hệ sở hữu; quan hệ quản lý; quan hệ phân phối, phân bổ nguồn lực; quan hệ xã hội trong lưu thông; quan hệ xã hội trong tiêu dùng; quan hệ xã hội trong quản trị phát triển quốc gia; quản trị phát triển địa phương; quan hệ giữa sản xuất và lưu thông; giữa sản xuất và thị trường…
- Mục đích của kinh tế - chính trị Mác Lênin là nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế trong PTSX TBCN
Nhận định sai. Vì mục đích nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Leenin là nhằm phát hiện ra các quy luật chi phối các quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi, kinh tế chính trị Mác – Lenin không phải là khoa học về kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa
- Chỗ khác nhau chủ yếu nhất giữa hàng hoá sức lao động và hàng hoá thông thường là giá trị.
Nhận định sai. Vì chỗ khác nhau chủ yếu nhất giữa hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường là giá trị. Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt, nó mang yếu tố tinh thần và lịch sử. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính năng đặc biệt mà không hàng hóa nào có được, đó là trong khi sử dụng nó, không những giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn.
- Nguồn gốc của giá trị hàng hoá và của giá trị thặng dư cơ bản là giống nhau.
Nhận định đúng. Vì nguồn gốc của giá trị thặng dư là do hao phí sức lao động tạo ra và nguồn gốc của giá trị hàng hóa cũng là do sự hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc.
- Sự ra đời của sản xuất hàng hoá là quá trình lịch sử - tự nhiên?
Nhận định đúng. Vì điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa là khi có sự phân công lao động xã hội và có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất. Khi có sự tồn tại của hai điều kiện trên thì tự nhiên sẽ có sản xuất hàng hóa. Con người không thể dùng ý chí chủ quan của mình để chèn ép hay xóa bỏ sự ra đời của sản xuất hàng hóa.
- Chi phí sản xuất TBCN và chi phí thực tế của xã hội để sản xuất hàng hoá có sự khác nhau về chất và lượng.
Nhận định đúng. Vì: Về mặt chất: chi phí thực tế là chi phí lao động, phản ánh đúng, đầy đủ hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tạo ra giá trị hàng hóa, còn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) chỉ phản ánh hao phí tư bản đã bỏ ra để sản xuất ra hàng hóa của nhà tư bản mà thôi, nó không tạo ra giá trị hàng hóa. Về mặt lượng: chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn chi phí thực tế: (c + v) < (c + v + m)
- Sự khác nhau chủ yếu của tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu đó là về quy mô sản xuất.
Nhận định sai. Vì tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng hay tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu thì đều là mở rộng về quy mô sản xuất. Tuy nhiên: - Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng: là sự mở rộng qui mô sản xuất chủ yếu bằng cách tăng thêm các yếu tố đầu vào (vốn, tài nguyên, sức lao động...). Do đó, số sản phẩm làm ra tăng lên. Còn năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất không thay đổi. - Tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu: là sự mở rộng qui mô sản xuất làm cho sản phẩm tăng lên chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất. Còn các yếu tố đầu vào của sản xuất căn bản không thay đổi, giảm đi hoặc tăng lên nhưng mức tăng chậm hơn mức tăng năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào.
- Tích luỹ tư bản và tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản là không khác nhau.
Nhận định sai. Vì tích lũy tư bản và tích lũy nguyên thủy của tư bản khác nhau ở chỗ tích lũy nguyên thủy thì thực hiện bằng bạo lực còn tích lũy nguyên thủy thì thực hiện bằng biện pháp kinh tế là chủ yếu.
- Sản xuất hàng hoá giản đơn là khởi điểm ra đời của sản xuất hàng hoá TBCN.
Nhận định đúng. Trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn, sự tác động của quy luật giá trị đã làm phân hoá những người sản xuất hàng hoá. Một số người phát tài giàu lên nhanh chóng, họ đầu tư mở rộng sản xuất, thuê mướn nhân công và trở thành ông chủ tư bản. Những người khác không gặp may mắn bị vỡ nợ, phá sản trở thành lao động làm thuê. Tuy nhiên dưới sự tác động phân hóa của quy luật giá trị diễn ra một cách chậm chạp vì thế giai cấp tư sản đã đẩy mạnh quá trình này bằng tích luỹ nguyên thuỷ bằng cách dùng bạo lực tước đoạt, chiếm hữu tư liệu sản xuất. Sản xuất hàng hoá giản đơn là sản xuất hàng hoá của những người nông dân, thợ thủ công dựa trên cơ sở tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và lao động của chính họ. Sản xuất hàng hoá giản đơn phát triển và tồn tại xen kẽ với nền kinh tế tự nhiên trong xã hội phong kiến. Sự phát triển của nó đến trình độ nhất định sẽ tự phát dẫn đến sự ra đời nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
- Tăng NSLĐ và tăng cường độ lao động là hoàn toàn khác nhau khi sản xuất hàng hoá?
Nhận định đúng. Vì tăng năng suất lao động thì sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động cần thiết trong một đơn vị hàng hóa, do vậy năng suất lao động tăng lên sẽ làm lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Trong khi đó thì tăng cường độ lao động là tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động, do đó tăng cường độ lao động làm cho tổng số sản phẩm tăng lên, tổng lượng giá trị của hàng hóa gộp lại tăng lên song lượng thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa thì không thay đổi. Do đó tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động là hoàn toàn khác nhau khi sản xuất hàng hóa.
- Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá chứa đựng khả năng khủng hoảng sản xuất “thừa”.
Nhận định đúng. Vì mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa xuất hiện khi sản phẩm của những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra không phù hợp với nhu cầu xã hội, hoặc khi mức hao phí lao động cá biệt cao hơn mức hao phí mà xã hội có thể chấp nhận được. Khi đó sẽ có một số hàng hóa không bán được. Do đó sẽ có nguy cơ gây nên khủng hoảng sản xuất “thừa”.
- Tiền công thực tế phụ thuộc hoàn toàn vào tiền công danh nghĩa.
Nhận định sai. Tiền công danh nghĩa là giá cả sức lao động, nên nó có thể tăng lên hay giảm xuống tùy theo sự biến động của quan hệ cung - cầu về hàng hóa sức lao động trên thị trường. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa không thay đổi, nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hoặc giảm xuống, thì tiền lương thực tể sẽ giảm xuống hay tăng lên. Vì vậy tiền lương thực tế không phụ thuộc hoàn toàn vào tiền công danh nghĩa.
- Giá cả cả thị trường xoay quanh giá trị của hàng hóa.
Nhận định sai. Vì giá cả thị trường của hang hóa có thể lên xuống do tác động bởi nhiều yếu tố như: giá trị của hàng hóa, giá trị của tiền và ảnh hưởng của quan hệ cung – cầu. Chẳng hạn như giá cả của thị trường bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quan hệ cung cầu. Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả lớn hơn giá trị; ngược lại, nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn giá trị; nếu cung bằng cầu thì giá cả bằng giá trị. Vì vậy mà giá cả thị trường không chỉ xoay quanh giá trị của hàng hóa.
- Khi xuất hiện phạm trù giá cả sản xuất thì giá trị vẫn còn là cơ sở của giá cả sản xuất.
Nhận định đúng. Vì giá cả hàng hóa là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá trị là cơ sở của giá cả. Trong các điều kiện khác không thay đổi, nếu giá trị của hàng hóa càng lớn thì giá cả hàng hóa càng cao và ngược lại.
Nội dung bài viết:
Bình luận