
- Mọi trường hợp thường dân phạm tội đều do CQĐT thuộc lực lượng CAND điều tra
Nhận định sai vì: Căn cứ vào K2 Đ3 PLTCTAQS thì trường hợp thường dân phạm tội nhưng phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội thì TAQS có thẩm quyền xét xử. Và căn cứ vào K2 Đ110 BLTTHS quy định: “CQĐT trong QĐND điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS. Do đó trong trường hợp thường dân phạm tội nhưng phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội thì do CQĐT trong QĐND điều tra. Như vậy, không phải trong mọi trường hợp thường dân phạm tội đều do CQĐT thuộc lực lượng CAND điều tra.
- Trong mọi trường hợp, quân nhân phạm tội đều do CQĐT trong QĐND tiến hành điều tra
Nhận định sai vì: Căn cứ vào Đ4 PL TCTAQS thì đối với trường hợp người đang phục vụ trong quân đội mà phát hiện hành vi phạm tội của họ đã được thực hiện trước khi vào quân đội nhưng tội phạm mà họ thực hiện không liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội thì thuộc thẩm quyền xét xử của TAND. Do đó căn cứ Khoản 2 Điều 110 BLTTHS quy định “CQĐT trong QĐND điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS” thì trong trường hợp này mặc dù là quân nhân phạm tội nhưng CQĐT trong QĐND không có thẩm quyền điều tra. Như vậy, không phải trong mọi trường hợp, quân nhân phạm tội đều do CQĐT trong QĐND tiến hành điều tra.
- Trong mọi trường hợp khi Cán bộ ngành tư pháp thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp đều do CQĐT trong VKSNDTC thực hiện việc điều tra
Nhận định sai vì: Căn cứ Điều 18 PLTCĐTHS thì VKSNDTC điều tra các vụ án hình sự về một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND. Do đó, nếu cán bộ ngành tư pháp thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp nhưng tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS thì cơ quan điều tra trong VKSNDTC không có thẩm quyền điều tra. Như vậy, không phải trong mọi trường hợp khi cán bộ ngành tư pháp thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp đều do CQĐT trong VKSNDTC thực hiện điều tra.
- Tất cả các cơ quan có thẩm quyền KTVA đều có thẩm quyền điều tra vụ án
Nhận định sai vì: Theo quy định tại Đ104 và Đ111 BLTTHS có nhiều cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án: VKS, TA, CQĐT, Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm, Hải quan…Tuy nhiên, căn cứ vào K1 Đ5 PLTCĐTHS thì chỉ CQĐT và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới được tiến hành điều tra các VAHS. Do đó, không phải tất cả các cơ quan có thẩm quyền KTVAHS đều có thẩm quyền điều tra vụ án.
- Tất cả các cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án đều có quyền khởi tố bị can
Nhận định sai vì: Căn cứ vào K1 Đ5 PLTCĐTHS thì CQĐT và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền điều tra VAHS. Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 111 BLTTHS thì trong một số trường hợp cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt dộng điều tra không có thẩm quyền khởi tố bị can. Do đó không phải tất cả các cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án đều có thẩm quyền khởi tố bị can.
- Các cơ quan khác của CAND được giao một số hoạt động điều tra có quyền khởi tố bị can
Nhận định sai vì: Căn cứ vào K2 Đ111 BLTTHS thì cơ quan khác của CAND được giao một số hoạt động điều tra không có quyền khởi tố bị can mà sau khi khởi tố vụ án, tiên hành những hoạt động điều tra ban đầu thì phải chuyển hồ sơ cho CQĐT có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ra quyết định KTVA.
- VKS không được quyền ra quyết định khởi tố bị can
Nhận định sai vì: Căn cứ vào K5 Đ126 BLTTHS thì sau khi nhận được hồ sơ và kết luận điều tra mà VKS phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố thì VKS quyết định khởi tố bị can.
- Tất cả các hoạt động điều tra chỉ được tiến hành sau khi có quyết định KTVA 19
Nhận định sai vì: Khám nghiệm hiện trường là một trong những hoạt động điều tra quan trọng. Căn cứ K2 Đ150 thì hoạt động khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi KTVAHS. Như vậy, không phải tất cả các hoạt động điều tra chỉ được tiến hành sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự.
- Việc ủy thác điều tra chỉ được tiến hành giữa các CQĐT với nhau.
Nhận định đúng vì: Căn cứ vào Đ118 BLTTHS quy đinh “khi cần thiết, cơ quan điều tra có thể ủy thác cho cơ quan điều tra khác tiến hành một số hoạt động điều tra”. Như vậy, việc ủy thác điều tra chỉ được tiến hành giữa các cơ quan điều tra với nhau.
- Trong một số trường hợp cần thiết, CQĐT được ủy thác có quyền từ chối việc ủy thác
Nhận định sai vì: Căn cứ vào Đ118 BLTTHS thì CQĐT được nhận ủy thác có trách nhiệm thực hiện đầy đử những việc được ủy thác theo thời hạn mà cơ quan điều tra ủy thác yêu cầu. Đây là nghĩa vụ của CQĐT nhận ủy thác do đó không được thừ chối việc ủy thác.
- Trong mọi trường hợp kết thúc điều tra, CQĐT phải ra bản kết luận điều tra
Nhận định sai vì: Căn cứ K2 Đ32 BLTTHS quy định về điều tra theo thủ tục rút gọn thì khi kết thúc điều tra, CQĐT không phải làm bản kết luận điều tra mà ra quyết định đề nghị truy tố và gủi hồ sơ vụ án cho VKS. Như vậy, không phải trong mọi trường hợp kết thúc điều tra, CQĐT phải ra bản kết luận điều tra.
- Mọi hoạt động điều tra đều phải có người chứng kiến
Nhận định sai vì: Trong một số hoạt động điều tra như khởi tố bị can được quy định tại Đ126 BLTTHS, hỏi cung được quy định tại Đ131 BLTTHS thì không cần phải có người chứng kiến.
- Người chứng kiến là người biết được tình tiết vụ án nhưng không được triệu tập để trở thành người làm chứng
Nhận định sai vì: Căn cứ vào Đ123 BLTTHS thì người chứng kiến không phải là người biết được tình tiết của vụ án nhưng không được triệu tập để trở thành người làm chứng, mà tư cách của người chứng kiến được hiểu là người được mời tham dự hoạt động điều tra trong một số trường hợp do BLTTHS quy định. Trách nhiệm của người chứng kiến là xác nhận nội dung và kết quả công việc mà điều tra viên đã tiến hành trong khi mình có mặt.
- Mọi hoạt động điều tra đều phải lập thành biên bản.
Nhận định đúng vì: Căn cứ vào K1 Đ95 và K1 Đ125 BLTTHS thì mọi hoạt động điều tra phải lập thành biên bản do tính chất quan trọng của nó là một trong những loại nguồn của chứng cứ được quy định tại Đ d, K2, Đ64 BLTTHS.
- Trong mọi trường hợp, khi khám xét phải có lệnh
Nhận định sai vì: Căn cứ vào K3 Đ142 BLTTHS thì trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ thì có thể tiến hành khám người mà không cần có lệnh.
- Lệnh khám xét bao giờ cũng phải được VKS phê chuẩn
Nhận định sai vì: Căn cứ vào K1 Đ141 BLTTHS thì chỉ lệnh khám xét của những người được quy định tại điểm d K1 Đ80 BLTTHS thì mới phải được VKS phê chuẩn.
- Đối chất chỉ được áp dụng với những người có tư cách tố tụng giống nhau
Nhận định sai vì: Theo quy định tại K1 Đ138 BLTTHS thì đối chất không phụ thuộc vào việc người có tư cách tố tụng có giống nhau hay không mà khi có sự mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người thì ĐTV tiến hành đối chất. Do vậy, đối chất không chỉ được áp dụng với những người có tư cách tố tụng giống nhau.
- Hoạt động khám nghiệm hiện trường chỉ do CQĐT thực hiện
Nhận định sai vì: Căn cứ vào Đa K1 Đ19 BLTTHS thì mặc dù bộ đội biên phòng không phải là cơ quan điều tra nhưng cũng có thẩm quyền tiến hành hoạt động khám nghiệm hiện trường. Do đó, không phải hoạt động khám nghiệm hiện trường chỉ do CQĐT thực hiện.
- Những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét thì có quyền ra lệnh kê biên tài sản
Nhận định sai vì: Theo quy định tại Đ141 BLTTHS thì những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét là những người được quy định tại K1 Đ80 và K2 Đ81 BLTTHS nhưng theo quy định tại K1 Đ146 BLTTHS thì người có quyền ra lệnh kê biên tài sản là những người được quy định tại K1 Đ80 BLTTHS. Do đó những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét quy định tại K2 Đ81 BLTTHS sẽ không có quyền ra lệnh kê biên tài sản. Như vậy, không phải những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét thì có quyền ra lệnh kê biên tài sản.
- Trong mọi trường hợp thời hạn tạm giam để điều tra luôn ngắn hơn thời hạn điều tra
Nhận định sai vì: Căn cứ vào khoản 1 Đ119 và K1 Đ120 BLTTHS thì trong trường hợp không gia hạn thì thời hạn tạm giam để điều tra bằng thời hạn điều tra. Do đó, không phải mọi trường hợp thời hạn tạm giam để điều tra luôn ngắn hơn thời hạn điều tra.
- Trong mọi trường hợp, CQĐT phải ra quyết định phục hồi điều tra khi có căn cứ hủy bỏ quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra
Nhận định sai vì: Căn cứ vào K1 Đ165 BLTTHS thì CQĐT chỉ ra quyết định phục hồi điều tra khi có căn cứ hủy bỏ quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra và chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS. Do đó, nếu có căn cứ hủy bỏ quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ diều tra nhưng hết thời hiệu truy cứu TNHS thì CQĐT không thể ra quyết định phục hồi điều tra. Như vậy, không phải trong mọi trường hợp, CQĐT phải ra quyết định phục hồi điều tra khi có căn cứ hủy bỏ quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra
Nội dung bài viết:
Bình luận