Nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nội dung này sau đây Công ty Luật ACC sẽ giải thích cụ thể về nguồn của luật tố tụng hình sự qua bài viết sau đây:
1. Khái niệm nguồn của luật tố tụng hình sự
- Khái niệm nguồn của luật tố tụng hình sự theo nghĩ rộng: là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quạn nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định có nội dung là các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan mà trước hết là cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng hình sự.
- Nguồn của luật tố tụng hình sự theo nghĩa hẹp: nguồn của luật tố tụng hình sự là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quạn nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định có nội dung là các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan mà trước hết là cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng hình sự.
2. Nguồn của luật tố tụng hình sự bao gồm các loại
Để phân loại nguồn của luật tố tụng hình sự thì cần phải căn cứ vào hình thức văn bản, cơ quan ban hành văn bản và hiệu lực của văn bản. Nguồn của luật tố tụng hình sự bao gồm: Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật, các văn bản khác liên quan (văn bản dưới luật).
- Hiến pháp: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của hệ thống pháp luật, là văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, là cơ sở để xây dựng các văn bản pháp luật khác, là nguồn của nhiều ngành luật trong đó có luật tố tụng hình sự. Những quy định trong hiến pháp có liên quan đến việc bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân, đến việc điều tra, truy tố, xét xử… là cơ sở pháp lí cao nhất cho việc tiến hành giải quyết vụ án hình sự nói chung. Do vậy, hiến pháp được coi là nguồn quan trọng của luật tô tụng hình sự.
- Bộ luật tố tụng hình sự: Bộ luật Tố tụng hình sự là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trên cơ sở của hiến pháp, là nguồn chủ yếu và cơ bản, quan trọng nhất của pháp luật tố tụng hình sự. Bộ luật Tố tụng hình sự có phạm vi điều chỉnh rộng, toàn diện và hệ thống nhất những vấn đề của Tố tụng hình sự.
- Luật: Cùng với Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự thì Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật thi hành án hình sự… cũng là nguồn của luật tố tụng hình sự vì những luật này quy định các vấn đề có liên quan đến tố tụng hình sự.
- Các văn bản khác liên quan: Nghị quyết của Quốc hội cũng có hiệu lực như văn bản pháp luật và là nguồn của luật tố tụng hình sự. Cùng với việc thông qua Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 41/2017/QH14, trong đó xác định Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 và thay thế BLTTHS trước. Ngoài ra còn có các văn bản pháp luật khác như nghị định do Chính phủ ban hành; thông tư liên tịch… cũng là nguồn của luật tố tụng hình sự.
3. Phạm vi điều chỉnh và nhiệm vụ của bộ luật tố tụng hình sự
Điều 1 và Điều 2 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về phạm vi điều chỉnh và nhiệm vụ của bộ luật tố tụng hình sự
- Phạm vi điều chỉnh của bộ luật tố tụng hình sự (Điều 1): Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.
- Nhiệm vụ của bộ luật tố tụng hình sự (Điều 2): Bộ luật tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Trên đây là khái quát toàn bộ nội dung cơ bản về nguồn của luật tố tụng hình sự, chúng tôi gửi đến bạn đọc. Huy vọng thông qua bài viết này có thể cung cấp thêm cho bạn đọc một chút kiến thức pháp luật về luật tố tụng hình sự.
Nội dung bài viết:
Bình luận