Người tham gia tố tụng là gì? Gồm những ai?

Để tìm hiểu những người tham gia tố tụng là gì, gồm những ai? Chúng ta cùng đi từ những khái niệm cơ bản nhất, đó là tố tụng là hoạt động gì. Tố tụng không phổ biến trong kiến thức người dân vì ít ai muốn liên quan đến hoạt động tranh luận này. Tuy nhiên, chúng ta cần có cái nhìn khái quát nhất để đề phòng những rủi ro trong cuộc sống.

1. Tố tụng và người tham gia tố tụng

Tố tụng là một bộ phận trong pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến trình tự, thủ tục trang tụng như: các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng lao động, tố tụng hành chính,…
Thủ tục tố tụng là một hoạt động tìm cách kích hoạt quyền lực của tòa án để thi hành một điều luật. Mặc dù thuật ngữ này có thể được định nghĩa rộng hơn hoặc hẹp hơn khi hoàn cảnh yêu cầu, nhưng đã lưu ý rằng “thủ tục tố tụng pháp lý bao gồm các thủ tục tố tụng được đưa ra bởi hoặc theo sự xúi giục của cơ quan công quyền, và kháng cáo quyết định của tòa án hoặc tòa án “.
Thủ tục tố tụng nói chung được đặc trưng bởi một quy trình có trật tự, trong đó những người tham gia hoặc đại diện của họ có thể đưa ra bằng chứng ủng hộ cho yêu cầu của họ, và tranh luận để ủng hộ những diễn giải cụ thể của pháp luật, sau đó một thẩm phán, bồi thẩm đoàn hoặc nhân chứng khác đưa ra xác định các vấn đề thực tế và pháp lý.
Ở Việt Nam hiện nay có 3 loại thủ tục tố tụng
– Thủ tục tố tụng hình sự;
– Thủ tục tố tụng dân sự;
– Thủ tục tố tụng hành chính.
Như vậy, có thể hiểu, người tham gia tố tụng là những người có quyền, lợi ích liên quan hoặc người có nghĩa vụ pháp lý tham gia vụ án để bảo vệ quyền, lợi ích của mình hoặc góp phần làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án.

2. Hoạt động tố tụng gồm những ai tham gia?

2.1. Người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người tham gia tố tụng là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, bao gồm:
- Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố
- Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
- Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp
- Người bị bắt
- Người bị tạm giữ
- Bị can
- Bị cáo
- Bị hại
- Nguyên đơn dân sự
- Bị đơn dân sự
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
- Người làm chứng
- Người chứng kiến
- Người giám định
- Người định giá tài sản
- Người phiên dịch, người dịch thuật
- Người bào chữa
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố
- Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Người Tham Gia Tố Tụng Là Gì Gồm Những Ai
Người tham gia tố tụng là gì? Gồm những ai?

2.2. Người tham gia tố tụng trong vụ việc dân sự

Người tham gia tố tụng trong vụ việc dân sự bao gồm:
a. Đương sự
Căn cứ Điều 68, 75, 77, 79, 81, 85  Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Đương sự trong vụ án dân sự, gồm:
  • Nguyên đơn: Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
  • Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Đương sự trong việc dân sự, gồm:
  • Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là người yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự là người tuy không yêu cầu giải quyết việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc đương sự trong việc dân sự đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. 

b. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
c. Những người tham gia tố tụng khác
  • Người làm chứng
  • Người giám định
  • Người phiên dịch
  • Người đại diện

2.3. Người tham gia tố tụng trong vụ án hành chính

Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính 2015:
- Đương sự,gồm:
  • Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước; danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân (sau đây gọi chung là danh sách cử tri).
  • Người bị kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, danh sách cử tri bị khởi kiện.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức, cá nhân tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) chấp nhận hoặc được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Người đại diện của đương sự
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
- Người làm chứng
- Người giám định
- Người phiên dịch
Tố tụng là một hoạt động quan trọng mà nhà nước nào cũng chú trọng. Tuy nhiên vấn đề này chưa thực sự được phổ biến rộng rãi đến mỗi người dân. Trên đây là những nội dung cơ bản về Người tham gia tố tụng là gì mà ACC tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng những kiến thức này đã giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát hơn về tố tụng trong các lĩnh vực khác nhau.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo