Thuật ngữ "trái phiếu" hẳn đã rất quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là những ai đang quan tâm đến thị trường chứng khoán, tiền tệ. Vậy người nắm giữ trái phiếu là gì? Mới quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Công ty luật ACC để tìm câu trả lời nhé.
1. Trái phiếu là gì?
1.1 Trái phiếu là gì?
Theo quy định tạo khoản 3 Điều 4 Luật chứng khoán năm 2019 thì "Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành."
Nói một cách dễ hiểu thì trái phiếu là một loại chứng khoán huy để động vốn trong đó quy định nhà phát hành (đi vay) phải trả cho cho nhà đầu tư (cho vay) một khoản tiền với một lãi suất cố định trong một thời gian xác định. Nhà phát hành trái phiếu phải hoàn trả khoản cho vay cho nhà đầu tư khi nó đáo hạn.
1.2 Phân loại trái phiếu
Có nhiều cách phân loại trái phiếu, cụ thể như sau:
- Trái phiếu ngân hàng: Các tổ chức tài chính, ngân hàng phát hành trái phiếu nhằm tăng thêm vốn để hoạt động.
- Trái phiếu chính phủ: Chính phủ phát hành trái phiếu để đáp ứng được nhu cầu chi tiêu. Ngoài ra còn có mục đích để huy động số tiền nhàn rỗi của dân, tổ chức kinh tế – xã hội. Trái phiếu của Chính phủ được xem là có uy tín và ít rủi ro nhất trên thị trường.
- Trái phiếu doanh nghiệp: Đây là các trái phiếu được các doanh nghiệp, công ty phát hành ra để tăng vốn hoạt động cho doanh nghiệp. Trái phiếu của doanh nghiệp có rất nhiều loại và vô cùng đa dạng. Vậy nếu muốn đầu tư kinh doanh, có nên đầu tư trái phiếu doanh nghiệp hay không? Rủi ro là gì? Mời quý bạn đọc theo dõi thêm bài viết Có nên đầu tư trái phiếu doanh nghiệp? Rủi ro là gì?
Ngoài ra còn một số cách phân loại khác như phân loại theo lợi tức, tính chất trái phiếu, mức độ đảm bảo thanh toán, hình thức:
- Phân loại theo lợi tức trái phiếu gồm: Trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất biến đổi (gọi là lãi suất thả nổi), trái phiếu có lãi suất bằng không.
- Phân loại theo hình thức trái phiếu: Trái phiếu ghi danh và trái phiếu vô danh.
- Phân loại theo tính chất trái phiếu: Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu, trái phiếu có thể mua lại, trái phiếu có thể chuyển đổi.
- Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán: Trái phiếu đảm bảo, trái phiếu không đảm bảo.
2. Người nắm giữ trái phiếu
Người cho nhà phát hành vay tiền thông qua việc mua trái phiếu, hay người nắm giữ trái phiếu, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ. Đổi lại, các trái chủ nhận được các khoản thanh toán lãi không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty và khoản vốn gốc khi trái phiếu đáo hạn.
Tên của người nắm giữ trái phiếu (trái chủ) có thể được ghi trên trái phiếu (trường hợp này gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc không được ghi (trái phiếu vô danh). Người nắm giữ trái phiếu là người cho nhà phát hành vay và họ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả sử dụng vốn vay của người vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay.
3. Các câu hỏi thường gặp
3.1 Các quỹ đầu tư trái phiếu phổ biến ở Việt Nam
Hiện nhà đầu tư có thể mua các trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, hoặc đầu tư vào các quỹ đầu tư trái phiếu. Các quỹ đầu tư phổ biến ở Việt Nam gồm:
- Quỹ đầu tư trái phiếu Techcom (quỹ TCBS) hiện là một trong những quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam. Quỹ này chú trọng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.
- Quỹ đầu tư trái phiếu SSI là mô hình quỹ mở nội địa, tập trung vào những khách hàng là nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Quỹ đầu tư trái phiếu VCB – FIF là mô hình quỹ mở với 100% tài sản của quỹ được đầu tư vào các trái phiếu có chất lượng tín dụng tốt.
3.2 Giá trái phiếu là gì?
Giá trái phiếu hay gia phát hành trái phiếu chính là định mức giá trị của mỗi trái phiếu khi được chào bán ra ngoài thị trường. Các loại trái phiếu khác nhau sẽ có giá phát hành khác nhau. Thông thường giá của trái phiếu sẽ được tính toán theo mức phần trăm của giá trị mệnh giá đó. Để tính toán đưa ra giá của một trái phiếu là một công việc phức tạp. Cần phải dựa vào tình hình thực tế của thị trường lúc đó, thị trường của bên phát hành trái phiếu, cân nhắc tính toán rất kỹ lưỡng. Một số khái niệm thường gặp trong giá phát hành trái phiếu:
• Giá đi ngang: Là giá trái phiếu ngang bằng với giá phát hành của trái phiếu đó và được chào bán ra thị trường.
• Giá chiết khấu: Mệnh giá của trái phiếu cao hơn giá phát hành. Các nhà đầu tư trái phiếu có thể mua trái phiếu với giá thấp hơn mệnh giá của nó.
• Giá gia tăng: Giá bán phát hành ra thị trường cao hơn mệnh giá của trái phiếu.
Như vậy chúng ta có thể thấy việc đầu tư vào trái phiếu nên tùy vào từng thời gian nhất định, lựa chọn loại giá trái phiếu đầu tư cho hợp lý.
3.3 Người nắm giữ trái phiếu tạo ra thu nhập bằng cách nào?
Người nắm giữ trái phiếu tạo ra thu nhập theo hai cách chính.
- Một là, nhận các khoản lãi được thanh toán định kì.
- Hai là, người nắm giữ trái phiếu có thể kiếm thu nhập từ việc nắm giữ sau đó bán trái phiếu trên thị trường thứ cấp.
Nội dung bài viết:
Bình luận