Trong một số trường hợp đặc biệtt, khi thực hiện thủ tục công chứng cần có sự hiện diện của người làm chứng. Người làm chứng là một chủ thể đặc biệt được pháp luật ghi nhận trong nhiều lĩnh vực khác nhau như dân sự, hình sự.... Với vai trò đặc biệt của người làm chứng và những quy định liên quan đến công chứng, bài viết này nhằm giới thiệu đến quý bạn đọc về người làm chứng trong luật công chứng.
Người làm chứng trong luật công chứng
1. Công chứng là gì và giá trị pháp lý của văn bản công chứng
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Theo quy định tại Điều 5 Luật Công chứng năm 2014, văn bản công chứng có giá trị pháp lý như sau:
– Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
– Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Hiện nay, nhiều người sử dụng khái niệm công chứng giấy tờ. Tuy nhiên, thực tế, theo quy định của pháp luật, cụ thể là theo giải thích tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, giấy tờ thường được chứng thực. Cụ thể: Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Giấy tờ thường được thực hiện chứng thực và chỉ có hợp đồng, giao dịch sẽ được công chứng bởi tổ chức hành nghề công chứng.
Như vậy, có thể hiểu, công chứng giấy tờ không phải khái niệm đúng mà chỉ là cách nhiều người dùng để gọi chứng thực giấy tờ - việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực một văn bản, giấy tờ có nội dung, hình thức đúng với bản chính.
2. Người làm chứng là gì?
Theo Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2015, người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng (Điều 77). Bộ luật Tố tụng dân sự cũng quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng (Điều 78). Theo Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015, người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng (Điều 66). Ngoài ra, chúng ta cũng thấy xuất hiện thuật ngữ pháp lý “người làm chứng” cũng như các quy định về quyền, nghĩa vụ của những cá nhân này trong Luật Tố tụng hành chính năm 2015 (Điều 62).
Thuật ngữ “người làm chứng” còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác như Luật Hộ tịch năm 2014 quy định: “Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ em bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh về việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật”[6]. Hoặc, khi đề cập đến cách thức thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định: “Trường hợp phát hiện người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án thì chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án. Người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án có nghĩa vụ giao nộp tiền cho chấp hành viên để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền, cấp biên lai cho người thứ ba đang giữ tiền và thông báo cho người phải thi hành án. Trường hợp người thứ ba đang giữ tiền không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng” (Điều 81). Ngoài ra, tại Luật Thi hành án dân sự, người làm chứng còn được vận dụng khi tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự (Điều 68); thu tiền của người phải thi hành án đang giữ (Điều 80); kê biên đồ vật bị khóa, đóng gói (Điều 93)…Theo Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2015, người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng (Điều 77). Bộ luật Tố tụng dân sự cũng quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng (Điều 78). Theo Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015, người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng (Điều 66). Ngoài ra, chúng ta cũng thấy xuất hiện thuật ngữ pháp lý “người làm chứng” cũng như các quy định về quyền, nghĩa vụ của những cá nhân này trong Luật Tố tụng hành chính năm 2015 (Điều 62).
Thuật ngữ “người làm chứng” còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác như Luật Hộ tịch năm 2014 quy định: “Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ em bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh về việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật”[6]. Hoặc, khi đề cập đến cách thức thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định: “Trường hợp phát hiện người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án thì chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án. Người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án có nghĩa vụ giao nộp tiền cho chấp hành viên để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền, cấp biên lai cho người thứ ba đang giữ tiền và thông báo cho người phải thi hành án. Trường hợp người thứ ba đang giữ tiền không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng” (Điều 81). Ngoài ra, tại Luật Thi hành án dân sự, người làm chứng còn được vận dụng khi tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự (Điều 68); thu tiền của người phải thi hành án đang giữ (Điều 80); kê biên đồ vật bị khóa, đóng gói (Điều 93)…
3. Người làm chứng trong luật công chứng
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 Luật công chứng năm 2014 thì: Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.
Về mặt nguyên tắc, người ta có thể yêu cầu sự hiện diện của người làm chứng dựa theo hai cách. Cách thứ nhất, người yêu cầu công chứng mời. Cách thứ hai, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định người làm chứng.
Trên đây là toàn bộ nội dung về người làm chứng trong luật công chứng mà chúng tôi giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất, chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần.
Bình luận