Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện có quyền có con dấu riêng, tài khoản riêng nhưng không được thực hiện chức năng kinh doanh. Trong bài viết này ACC sẽ giới thiệu đến bạn đọc Quy định pháp luật về người đứng đầu văn phòng đại diện.

Quy định pháp luật về người đứng đầu văn phòng đại diện
1. Văn phòng đại diện là gì?
Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Người đứng đầu văn phòng đại diện là ai?
– Người đứng đầu văn phòng đại diện là người chịu trách nhiệm chính về kết quả hoạt động kinh doanh của văn phòng đại diện.
– Các hoạt động tại văn phòng đại diện không được tự ý tổ chức hay tự ý hoạt động mà phải được sự ủy quyền của doanh nghiệp.
– Việc ủy quyền phải thông qua văn bản, mọi hình thức ủy quyền khác không được pháp luật chấp thuận.
Ủy quyền cho người đứng đầu văn phòng đại diện phải đáp ứng các điều kiện:
+ Việc ủy quyền lại do bên ủy quyền lập bằng văn bản.
+ Hình thức ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức của hợp đồng ủy quyền ban đầu.
+ Phạm vi ủy quyền không được quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
+ Trường hợp hết thời hạn ủy quyền nhưng người ủy quyền chưa trở lại Việt Nam, nhưng chưa có văn bản ủy quyền khác thì người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người ủy quyền có mặt tại Việt Nam.
+ Trường hợp người đứng đầu Văn phòng đại diện không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày, mà không ủy quyền cho người khác thì doanh nghiệp phải tiến hành lập ủy quyền điều hành văn phòng đại diện cho người khác.
+ Người đứng đầu Văn phòng đại diện chỉ được ủy quyền giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết, chứ không được áp dụng đối với các hợp đồng mới ký kết lần đầu.
3. Người đứng đầu văn phòng đại diện gọi là gì?
Hiện nay, theo quy định của luật Doanh nghiệp năm 2020 không có quy định về chức danh của người đứng đầu văn phòng đại diện, chức danh của người đứng đầu văn phòng đại diện là gì sẽ do doanh nghiệp quyết định và được thể hiện rõ trong quyết định bổ nhiệm.
Ngoài ra, người đứng đầu văn phòng đại diện của công ty mẹ không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:
– Trưởng Chi nhánh cùng một công ty mẹ.
– Trưởng Chi nhánh của công ty khác công ty mẹ
– Người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ đó hoặc công ty mẹ khác.
– Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Trách nhiệm của người đứng đầu Văn phòng đại diện
Người đứng đầu Văn phòng đại diện giữ vai trò rất quan trọng, là người điều hành và đảm nhiệm các trách nhiệm như sau:
- Chịu trách nhiệm chính về hoạt động kinh doanh của Văn phòng đại diện;
- Chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình khi thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi ủy quyền của công ty mẹ;
- Phải ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi xuất cảnh khỏi Việt Nam;
- Trường hợp người đứng đầu Văn phòng đại diện không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thì doanh nghiệp phải tiến hành lập ủy quyền Văn phòng đại diện cho người khác.
5. Quy trình bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện
Trước khi hoàn thành thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động của Văn phòng đại diện mới, người đứng đầu Văn phòng đại diện phải xin cấp giấy phép lao động.
Quy trình bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện gồm các bước như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người đứng đầu Văn phòng đại diện;
- Bước 2: Quyết định bổ nhiệm trưởng Văn phòng đại diện phải phù hợp với điều lệ và hợp đồng lao động của doanh nghiệp và người lao động;
- Bước 3: Bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện.
Trên đây là bài viết Quy định pháp luật về người đứng đầu văn phòng đại diện. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận