Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Cần hiểu rằng, vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu về nghĩa vụ của công dân đối với ngân sách nhà nước qua bài viết dưới đây.
1. Ngân sách nhà nước là gì?
Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Có các trường hợp các khoản thu chi này kéo dài hơn 1 năm, ví dụ NSNN trung hạn là các khoản thu chi của nhà nước trong 3 năm.
2. Thu ngân sách gồm những khoản nào?
Những nguồn chính của thu NSNN gồm:
Thuế, phí, lệ phí có tính chất thuế (như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, phí bảo trì đường bộ, lệ phí công chứng .…)
Hoạt động sự nghiệp có thu của các đơn vị sự nghiệp công ví dụ như trường học công, bệnh viện công, viện nghiên cứu, trung tâm thể thao… Hiện nay, thu của các đơn vị này đang chuyển dần sang cơ chế giá dịch vụ.
Vay, viện trợ không hoàn lại (như phát hành công trái, trái phiếu chính phủ, các khoản vay ODA hoặc vay ưu đãi của chính phủ…)
Nguồn thu khác: Lợi tức góp vốn từ tổ chức kinh tế, thu hồi vốn từ tổ chức kinh tế, bán và cho thuê tài sản nhà nước, đóng góp tự nguyện.
3. Chi ngân sách gồm những khoản nào?
Chi ngân sách gồm nhiều khoản khác nhau, nhưng quan trọng nhất là:
Nhóm chi thường xuyên được hiểu đơn giản là khoản chi nhằm duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước, ví dụ như lương thưởng, công tác, hội họp, thiết bị văn phòng, thanh toán dịch vụ công cộng (điện, nước…), công tác phí, chi sửa chữa thường xuyên máy móc, văn phòng…
Nhóm chi đầu tư phát triển là các khoản chi dài hạn nhằm tăng cường cơ sở vật chất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như điện, đường, trường, trạm.
Nhóm chi trả nợ và viện trợ để Nhà nước trả các khoản đã vay trong nước, nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế.
Nhóm chi dự trữ quốc gia phục vụ việc dự trữ cho các biến động bất ngờ như dịch bệnh, thiên tai…
4. Trách nhiệm của công dân với Ngân sách nhà nước
Trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 28 Luật Ngân sách Nhà nước 2002 như sau:
- Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp được Nhà nước trợ cấp, hỗ trợ vốn và kinh phí theo dự toán được giao thì phải quản lý, sử dụng các khoản vốn và kinh phí đó đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, có hiệu quả và quyết toán với cơ quan tài chính;
- Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1. Chúng ta đóng góp vào ngân sách nhà nước bằng những cách nào?
Chúng ta đóng góp vào NSNN chủ yếu qua thuế, phí và lệ phí.
Thuế: Là khoản thu bắt buộc các tổ chức kinh tế và cá nhân phải nộp vào NSNN. Chúng ta đóng thuế một cách trực tiếp (thuế trực thu) hoặc gián tiếp (thuế gián thu). Các khoản thuế trực thu như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp... Các khoản thuế gián thu được chúng ta chi trả khi mua sắm, chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ. Mỗi khoản chi của chúng ta đều có một tỷ lệ thuế giá trị gia tăng nộp vào NSNN.
Phí: Là khoản thu của nhà nước nhằm bù đắp những chi phí nhằm duy trì một số dịch vụ công. Ví dụ: án phí, phí tham quan, phí bảo trì đường bộ…
Lệ phí: Là khoản thu của nhà nước nhằm để thực hiện một số thủ tục về hành chính. Ví dụ: lệ phí công chứng, hộ khẩu, địa chính, hải quan… Với các loại phí và lệ phí, chúng ta chỉ đóng khi có sử dụng dịch vụ phải trả phí, lệ phí.
5.2. Ngân sách nhà nước liên quan gì đến người dân?
Tiền thuế, phí và lệ phí do chúng ta đóng chiếm hơn 90% tổng thu NSNN. Câu chuyện về ngân sách cũng chính là câu chuyện về tiền của chúng ta.
Nhiệm vụ của chi NSNN là để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, trong đó quan trọng nhất là phục vụ người dân, nâng cao phúc lợi xã hội. Vì thế, nếu NSNN không được giám sát chặt chẽ cũng có nghĩa là chúng ta và con cháu chúng ta không có cơ hội được hưởng mức phúc lợi đáng có; thậm chí phải gánh chịu hậu quả của việc sử dụng sai NSNN (như nợ nần, ô nhiễm môi trường, bất công bằng…)
Những nguồn chính của thu NSNN gồm:
Thuế, phí, lệ phí có tính chất thuế (như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, phí bảo trì đường bộ, lệ phí công chứng…)
Hoạt động sự nghiệp có thu của các đơn vị sự nghiệp công ví dụ như trường học công, bệnh viện công, viện nghiên cứu, trung tâm thể thao… Hiện nay, thu của các đơn vị này đang chuyển dần sang cơ chế giá dịch vụ.
Vay, viện trợ không hoàn lại (như phát hành công trái, trái phiếu chính phủ, các khoản vay ODA hoặc vay ưu đãi của chính phủ…)
Nguồn thu khác: Lợi tức góp vốn từ tổ chức kinh tế, thu hồi vốn từ tổ chức kinh tế, bán và cho thuê tài sản nhà nước, đóng góp tự nguyện.
5.3. Người dân có quyền được biết những thông tin gì về ngân sách nhà nước?
Điều 15 Luật NSNN 2015 quy định phải công khai:
Dự thảo dự toán NSNN (dự toán trước khi được phê duyệt chính thức)
Dự toán NSNN đã được phê duyệt
Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách, quyết toán ngân sách đã được phê chuẩn
Báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị của kiểm toán nhà nước.
5.4. Người dân có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về ngân sách nhà nước không?
Có. Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định mọi công dân có quyền tiếp cận thông tin nhà nước, trừ những thông tin bí mật hoặc có nguy cơ gây hại cho lợi ích quốc gia và cộng đồng (điều 5).
Thông tin về ngân sách nhà nước thuộc nhóm thông tin phải được công khai theo quy định của Luật NSNN 2015. Công dân được tiếp cận thông tin qua việc tự do tiếp cận những thông tin được cơ quan nhà nước công khai, hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin (điều 10).
Người dân có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng cách trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người khác đến cơ quan nhà nước yêu cầu, hoặc gửi đề nghị qua mạng điện tử, fax, hoặc bưu điện đến cơ quan cung cấp thông tin (điều 24). Cơ quan nhà nước cung cấp thông tin dưới hình thức trực tiếp tại trụ sở, hoặc gửi qua mạng điện tử, fax, hoặc bưu điện cho người đề nghị (điều 25)
5.5. Người dân có quyền thắc mắc, kiến nghị về ngân sách nhà nước không?
Có. Bạn có thể gửi thắc mắc, kiến nghị tới MTTQ (Mặt trận tổ quốc) và HĐND thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, các cuộc sinh hoạt cơ sở của các tổ chức thành viên MTTQ (Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh...), hoặc trực tiếp qua hoạt động tiếp công dân hay gửi văn bản đến UBND (Ủy ban nhân dân) các cấp và đơn vị sử dụng ngân sách, hoặc có thể gửi thắc mắc kiến nghị qua MTTQ và HĐND các cấp.
5.6. Người dân có quyền giám sát sử dụng ngân sách nhà nước không?
Có. Điều 16 Luật NSNN 2015 quy định: Ngân sách nhà nước được giám sát bởi cộng đồng. MTTQ các cấp chủ trì việc giám sát NSNN của cộng đồng. Nội dung giám sát bao gồm việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN; tình hình thực hiện dự toán NSNN; và việc thực hiện công khai NSNN.
Công dân có quyền giám sát sử dụng NSNN bằng cách theo dõi việc sử dụng ngân sách và phản ánh trực tiếp tới các cơ quan có liên quan hoặc phản ánh gián tiếp qua HĐND – cơ quan đại diện của dân và MTTQ – cơ quan chủ trì giám sát của cộng đồng.
Với những trường hợp vi phạm, bạn cũng có thể sử dụng quy trình khiếu nại tố cáo để phản ánh ý kiến. (Theo:http://www.ngansachvietnam.net)
Người dân là những người thường xuyên đóng góp trực tiếp và gián tiếp vào ngân sách Nhà nước, chính vì vậy người dân có quyền được biết thông tin về ngân sách; có tiếng nói và nhận phản hồi về thông tin ngân sách; quản lý, giám sát hiệu quả sử dụng ngân sách./.
Trên đây là bài viết về Nghĩa vụ công dân trong thực hiện Luật Ngân sách nhà nước?. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai… Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận