Nghị định 135 về nghỉ hưu trước tuổi

Hưu trí, lương hưu, nghỉ hưu luôn là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm đến. Bởi hầu hết mọi người hiện nay đều là người lao động và việc tìm hiểu về hưu trí, lương hưu của mình là điều đương nhiên để có thể đảm bảo được quyền lợi của chính bản thân mình. Như vậy thì nghị định 135 về nghỉ hưu trước tuổi là gì? nghị định 135 về nghỉ hưu trước tuổi bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về nghị định 135 về nghỉ hưu trước tuổi. Để tìm hiểu hơn về nghị định 135 về nghỉ hưu trước tuổi các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về nghị định 135 về nghỉ hưu trước tuổi nhé.

nghi-dinh-135-ve-nghi-huu-truoc-tuoi

Nghị định 135 về nghỉ hưu trước tuổi

1. Tuổi nghỉ hưu là gì?

  • Tuổi nghỉ hưu hay gọi cách cách là tuổi hưu trí. Đó là độ tuổi mà tại thời điểm đó người lao động có đủ điều kiện theo quy định pháp luật nhận được trợ cấp hưu trí đầy đủ khi rời khỏi độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật.
  • Hay nói cách khác thì nghỉ hưu là việc mà người lao động sẽ được nghỉ công việc hiện tại của mình khi đến một độ tuổi nhất định, điều kiện sức khỏe nhất định được pháp luật quy định là sẽ không phải làm việc nữa. Theo quy định của pháp luật lao động thì khi tới tuổi nghỉ hưu người lao động đang làm những công việc do pháp luật quy định sẽ phải chấm dứt hợp đồng, chấm dứt làm việc để an dưỡng tuổi già.
  • Bộ Luật lao động hiện hành thì độ tuổi nghỉ hưu của nam và nữ ở mỗi thời gian khác nhau là khác nhau, giữa nam và nữ cũng khác nhau. Sự khác nhau này là do sự phát triển của xã hội, sự phát triển của thể chất, sức khỏe trung bình của xã hội cũng khác nhau.

2. Thời điểm nghỉ hưu theo quy định nghị định 135.

Căn cứ theo quy định của Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu tại Điều 3 thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí như sau:

  • Thời điểm nghỉ hưu là kết thúc ngày cuối cùng của tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
  • Đối với trường hợp người lao động tiếp tục làm việc sau khi đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì thời điểm nghỉ hưu là thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Thời điểm hưởng chế độ hưu trí là bắt đầu ngày đầu tiên của tháng liền kề sau thời điểm nghỉ hưu.
  • Trường hợp hồ sơ của người lao động không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ có năm sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để làm căn cứ xác định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí.

3. Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu.

Căn cứ theo quy định của Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu tại Điều 5 nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường như sau:

  • Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
  • Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:
    • Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
    • Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.
    • Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
    • Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
    • Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên.
  • Tuổi nghỉ hưu thấp nhất của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng quy định cụ thể tại nghị định này.

4. Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu.

Căn cứ theo quy định của Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu tại Điều 6 về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường như sau:

  • Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 4 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
    • Người lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn khi thỏa thuận với người sử dụng lao động tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
  •  Việc chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương III của Bộ luật Lao động và quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

5. Kết luận nghị định 135 về nghỉ hưu trước tuổi.

Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về nghị định 135 về nghỉ hưu trước tuổi và cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến nghị định 135 về nghỉ hưu trước tuổi. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về nghị định 135 về nghỉ hưu trước tuổi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về nghị định 135 về nghỉ hưu trước tuổi thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo