Mục tiêu hoạt động của nước nước Đông Nam Á ( ASEAN) là gì?

ASEAN luôn hướng tới những mục tiêu lớn, như xây dựng Đông Nam á thành khu vực hoà bình, ổn định, phi vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt; tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá, thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao phúc lợi và đời sống nhân dân,... Cùng ACC tìm hiểu kĩ hơn về mục tiêu của ASEAN thông qua bài viết Mục tiêu hoạt động của nước nước Đông Nam Á ( ASEAN) là gì?

Mục Tiêu Hoạt động Của Nước Nước Đông Nam Á ( Asean) Là Gì

Mục tiêu hoạt động của nước nước Đông Nam Á ( ASEAN) là gì?

1. Mục tiêu của ASEAN trong tuyên bố Bangkok 1967

Tuyên bố ASEAN, hay còn gọi là Tuyên bố Bangkok, năm 1967 nêu rõ mục tiêu và mục đích của ASEAN. Hiến chương ASEAN, văn kiện pháp lý quan trọng của ASEAN được thông qua năm 2017 và có hiệu lực từ năm 2008, khẳng định lại các mục tiêu cơ bản nêu trong Tuyên bố Bangkok và nêu rõ các mục tiêu của Hiệp hội như sau:

  • Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định và tăng cường hơn nữa các giá trị hướng tới hòa bình trong khu vực;
  • Nâng cao khả năng tự cường khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội;
  • Duy trì Đông Nam Á là một khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác;
  • Bảo đảm rằng nhân dân và các quốc gia thành viên ASEAN được sống hoà bình với toàn thế giới nói chung trong một môi trường công bằng, dân chủ và hoà hợp;
  • Xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất với sự ổn định, thịnh vượng, khả năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, bao gồm sự chu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ và dòng đầu tư; di chuyển thuận lợi của các doanh nhân, những người có chuyên môn cao, những người có tài năng và lực lượng lao động, và sự chu chuyển tự do hơn các dòng vốn;
  • Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau;
  • Tăng cường dân chủ, thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, với sự tôn trọng thích đáng các quyền và trách nhiệm của các quốc gia thành viên ASEAN;
  • Đối phó hữu hiệu với tất cả các mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên quốc gia và các thách thức xuyên biên giới, phù hợp với nguyên tắc an ninh toàn diện;
  • Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tính bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hóa và chất lượng cuộc sống cao của người dân khu vực;
  • Phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo lâu dài, trong khoa học và công nghệ, để tăng cường quyền năng cho người dân ASEAN và thúc đẩy Cộng đồng ASEAN:
  • Nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân ASEAN thông qua việc tạo điều kiện để họ tiếp cận bình đẳng các cơ hội về phát triển con người, phúc lợi và công bằng xã hội;
  • Tăng cường hợp tác trong việc xây dựng cho người dân ASEAN một môi trường an toàn, an ninh và không có ma túy;
  • Thúc đẩy hình thành một ASEAN hướng về nhân dân, trong đó khuyến khích mọi thành phần xã hội tham gia và hưởng lợi từ tiến trình liên kết và xây dựng cộng đồng ASEAN;
  • Đề cao bản sắc ASEAN thông qua việc nâng cao hơn nữa nhận thức về sự đa dạng văn hoá và các di sản của khu vực;
  • Duy trì vai trò trung tâm và chủ động của ASEAN như là động lực chủ chốt trong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch và thu nạp.

2. Mục tiêu của ASEAN hiện nay

Hiện nay, mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN, được chính thức hóa trong văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025 là đưa ASEAN trở thành một cộng đồng được thiết lập với ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội đan xen và hỗ trợ chặt chẽ nhau vì mục đích bảo đảm hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung trong khu vực; một tổ chức hợp tác khu vực mở có mức độ liên kết sâu rộng và vai trò trung tâm quan trọng hơn trong khu vực, với năng lực được nâng cao nhằm ứng phó hiệu quả các thách thức; một Cộng đồng vận hành theo luật lệ, có sự tham gia rộng rãi hơn của người dân và mang lại những lợi ích thiết thực hơn cho người dân.

Cộng đồng Chính trị-An ninh nhằm tạo dựng một môi trường hòa bình và an ninh cho phát triển ở khu vực Đông Nam Á thông qua việc nâng cao hợp tác chính trị-an ninh, với sự tham gia và đóng góp xây dựng của các đối tác bên ngoài.

Cộng đồng Kinh tế nhằm tạo ra một thị trường duy nhất và một cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao; một khu vực phát triển kinh tế đồng đều, nhất là thực hiện có hiệu quả Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI); một khu vực ASEAN hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.

Cộng đồng Văn hóa-Xã hội nhằm mục tiêu xây dựng một Cộng đồng ASEAN hướng tới người dân và có trách nhiệm xã hội, tạo dựng và củng cố đoàn kết, thống nhất và xây dựng bản sắc chung của các dân tộc ASEAN, hướng tới xây dựng một xã hội đùm bọc, chia sẻ. Cộng đồng Văn hóa-Xã tập trung vào duy trì và phát huy các nguồn lực về con người, văn hóa và tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo đảm phát triển bền vững và hài hòa ở khu vực.

3. Câu hỏi thường gặp

Các nước trong ASEAN?

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là tổ chức quốc tế liên chính phủ có tính chất khu vực được thành lập trên cơ sở Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao các nước Đông Nam Á gồm: Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Philippin và Inđônêxia kí tại Băngkôc (Thái Lan) ngày 08.8.1967.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến Mục tiêu hoạt động của nước nước Đông Nam Á ( ASEAN) là gì? ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    H
    Cao Hà
    Hiến chương ASEAN được thông qua năm 2017 và có hiệu lực từ năm 2008 là sao nhỉ
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Cảm ơn anh chị đã liên hệ bên em, anh chị liên hệ 1900 3330 để được tư vấn cụ thể nhé ạ
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo