Mua bán hàng hóa là gì? Đặc điểm của mua bán hàng hóa

On Demand Art 073018 15662733132961887343557

Mua bán hàng hóa là gì? Đặc điểm của mua bán hàng hóa

Qua những bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và hiệu lực pháp lý của nó. Vậy chúng ta có thể phân biệt được hợp đồng mua bán hàng hóa với mua bán hàng hóa trong thương mại hay không. Tại sao cùng là hình thức mua bán nhưng lại chịu sự điều chỉnh của hai luật khác nhau. Bài viết dưới đây Luật ACC sẽ cùng bạn tìm hiểu về thắc mắc Mua bán hàng hóa là gì? cũng như đặc điểm của mua bán hàng hóa thì hãy theo doix bài viết dưới đây của chúng tôi.

1. Mua bán hàng hóa là gì?

Như vậy, mua bán hàng hóa có thể hiểu là việc trao đổi hàng hóa giữa các bên có hàng hóa và bên có nhu cầu mua hàng hóa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, tự do thỏa thuận theo ý chí của các bên. Hàng hóa được mua bán, trao đổi có thể là hàng hóa đang hiện hữu hoặc có thể là hàng hóa sẽ hình hành trong tương lai được phép lưu thông trên thị trường. Phương thức mua bán, trao đổi hàng hóa có thể là trực tiếp tiến hành bởi các bên hoặc thông qua trung gian, bên thứ ba (bên môi giới, bên đại lý, bên nhận ủy thác mua bán hàng hóa).

Trên cơ sở pháp lý tại Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:

"Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận."

2. Mua bán hàng hóa trong quan hệ dân sự

Mua bán hàng hóa là một dạng của mua bán tài sản nên việc mua bán hàng hóa sẽ mang những đặc điểm của mua bán tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Mua bán tài sản/hàng hóa là việc bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Mua bán tài sản/háng hóa đều được thể hiện qua hình thức pháp lý là hợp đồng.

Đặc biệt, mục đích chính của việc mua bán hàng hóa diễn ra được dùng với mục đích kinh doanh và mang lại lợi nhuận. Còn mua bán tài sản không nhất thiết là có mục đích kinh doanh mà còn nhằm mục đích khác như: tiêu dùng, tặng, cho,…

3. Đặc điểm của mua bán hàng hóa

Mua bán hàng hóa có những đặc điểm riêng biệt sau đây:

Thứ nhất, chủ thể chủ yếu thực hiện quan hệ mua bán hàng hóa là thương nhân.

Trong hoạt động thương mại, mua bán hàng hóa phải chịu sự điều chỉnh chính của Luật Thương mại 2005. Chủ thể thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa nói riêng và hoạt động thương mại nói chung là thương nhân. Theo quy định của Luật Thương mại 2005, Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân đó có thể là cá nhân hoặc tổ chức kinh tế, có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài (trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế).

Như vậy, có thể thấy, so với các chủ thể mua bán tài sản là các tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa phải đáp ứng thêm điều kiện là có đăng ký kinh doanh với tư cách là thương nhân để thực hiện quá trình mua bán hàng hóa.

Thứ hai, mua bán hàng hóa trong thương mại gắn với mục đích sinh lợi.

Do sự khác biệt về tính chất chủ thể nên mục đích của các bên chủ thể mua bán tài sản trong quan hệ dân sự thường hướng đến mục đích tiêu dùng, sinh hoạt. Còn đối với các bên chủ thể mua bán hàng hóa trong quan hệ thương mại lại hướng đến mục đích chính là mục đích sinh lợi. Mặt khác, mua bán hàng hoá trong thương mại gắn liền với hoạt động mang tính nghề nghiệp của thương nhân – hoạt động thương mại. Luật Thương mại 2005 cũng có định nghĩa về hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Thứ ba, thuộc tính của hàng hóa.

Hiện nay, thuật ngữ hàng hóa được sử dụng khá phổ biến trong pháp luật thương mại của các nước và Điều ước quốc tế về thương mại. Tại Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005 cũng có quy định rõ ràng về thuật ngữ hàng hóa như sau:

“2. Hàng hóa bao gồm:

a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

b) Những vật gắn liền với đất đai.”

Theo đó, hàng hóa hiểu theo nghĩa rộng có hai thuộc tính đó là: có tính lưu thông và có tính thương mại. Còn thuật ngữ tài sản được sử dụng trong dân sự chỉ mang thuộc tính giao dịch (lưu thông).

4. Các câu hỏi thường gặp

4.1. Đối tượng trong mua bán hàng hóa là gì?

Đối tượng trong mua bán hàng hóa chính là hàng hóa. Và hàng hoá gồm:

  • Tất cả các loại động sản (bao gồm cả động sản hình thành trong tương lai).
  • Những vật gắn liền với đất.

4.2. Sự khác nhau giữa tài sản và hàng hóa là gì?

Điểm khác biệt thể hiện bản chất của hàng hoá với tài sản nằm ở chỗ: Hàng hoá được dùng để lưu thông nhằm mục đích sinh lời, tài sản thì có thể nhằm mục đích sinh lời không nhằm mục đích sinh lời.  Do vậy, Hàng hoá là một dạng của tài sản, có phạm vi hẹp hơn tài sản.

Mua là dùng tiền bạc để có được hàng hóa, bán là dùng hàng hóa để đổi lấy tiền và thu lợi nhuận. Trong hoạt động mua bán hàng hóa, nếu các bên có sự đồng thuận với nhau thì việc trao đổi, buôn bán sẽ diễn ra một cách thuận lợi. Chào hàng và chấp nhận chào hàng rồi từ đó mới đi đến việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa và chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại 2005. Như vậy, bài viết trên đây Luật ACC đã cung cấp đến bạn những thông tin về mua bán hàng hóa là gì? và những đặc điểm cơ bản của mua bán hàng hóa để các bạn đọc có thể nắm bắt được cũng như áp dụng vào cuộc sống và công việc. Mọi thông tin hay vướng mắc có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 1900.3330 để nhận được sự hỗ trợ.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo