Một số hoạt động gián tiếp tàn phá di sản văn hóa vật thể quốc gia

Phá hoại di sản văn hóa có thể bị coi là tội ác chiến tranh. Cần xử lý 'mạnh tay' các hành vi xâm phạm di sản văn hóa. Trong bài viết hôm nay Luật ACC sẽ nêu ra Một số hoạt động gián tiếp tàn phá di sản văn hóa vật thể quốc gia Cùng tham khảo ngay nào.
Muôn kiểu phá hoại di sản
Một số hoạt động gián tiếp tàn phá di sản văn hóa vật thể quốc gia

1. Xây không phép, phá không tắc

Những ngày qua, việc một công ty ngang nhiên xây dựng cây cầu dài cả nghìn mét đâm xuyên lõi di sản hỗn hợp Tràng An (Ninh Bình) đang làm "nóng" dư luận. Nguy cơ bị UNESCO cho vào danh sách cảnh báo về bảo tồn đối với di sản này đang rất gần. Việc xây dựng đã được lập biên bản từ tháng 8.2017, tuy nhiên chủ đầu tư vẫn cố tình xây tiếp mỗi khi đoàn kiểm tra rút. Sai phạm này được một chuyên gia địa chất đánh giá là xâm hại rất nghiêm trọng đến tính toàn vẹn của di sản. “Đá vôi rất giòn và dễ nứt nẻ. Có những khối đá nguy cơ đổ xuống lúc nào không biết. Mình khoan, cắm cọc vào đó, đến lúc nó đổ xuống thì chết người. Mà lại xấu, kệch cỡm”, vị chuyên gia này nói.
Nỗi sững sờ đó sau này lặp lại khi đoàn kiểm tra của Sở VH-TT Hà Nội tới di tích quốc gia chùa Hương hồi năm 2016. Tại đó, một tòa nhà 3 tầng có tên Hương Nghiêm pháp đường được xây dựng không phép với nhiều trang trí, kiến trúc xa lạ với kiến trúc chùa Việt. Chẳng hạn, để ngăn gian, người ta dùng cửa lửng - hình ảnh thường thấy ở các... quán rượu trong phim Mỹ.
Công trình ở suối Khe Thẻ, Mỹ Sơn (Quảng Nam) cũng gây kinh ngạc cho giới bảo tồn vào năm 2013. Khi đó, dòng suối thiêng ở ngay vùng lõi của di sản thế giới này đã bị đổ bê tông cứng hóa. Ông Nguyễn Công Hường, Trưởng ban Quản lý Khu di tích Mỹ Sơn, khẳng định: “Việc làm kè là cần thiết và cấp thiết trong khi chờ đợi các biện pháp xử lý chống nghiêng cho tháp B3, và việc thi công không ảnh hưởng đến không gian của di tích”. Tuy nhiên, Cục Di sản cho biết không hề có văn bản nào cho phép cứng hóa, kè xi măng con suối cổ này như vậy.
Một di sản UNESCO khác là vịnh Hạ Long cũng bị xâm hại theo cách khác hồi năm 2014. Tại hang Đầu Gỗ, khoảng 150 người tham dự hòa nhạc. Ban tổ chức đốt 20 bát nến quanh nơi biểu diễn, trong đó có 8 bát đặt trên chảo bằng tôn lớn có phản xạ ánh sáng. Trong khi đó, chuyên gia địa chất đã cảnh báo về việc có tới 4 loại khí không đạt tiêu chuẩn cho phép trong hang. “Nên cấm hút thuốc hoặc cấm lửa trong hang vì mặc dù nồng độ CH4 (mê tan) còn đang trong giới hạn cho phép nhưng vẫn có khả năng gây cháy nổ”,

2. Thông tin tê liệt, không thể vãn hồi

Mới đây nhất, vụ xây cầu dài hơn nghìn mét tại di sản hỗn hợp do UNESCO công nhận - Khu danh thắng Tràng An, cho tới khi Thanh tra Bộ VH-TT-DL xuống kiểm tra, không một báo cáo nào được gửi về Cục Di sản hay Tổng cục Du lịch về việc này. Việc xây dựng tại Tràng An đã kéo dài nhiều tháng, nhưng phải tới đầu tháng 3, Thanh tra Bộ mới biết thông tin qua báo chí và xuống làm việc.
Chưa kể đến nhiều vụ việc khác, khi phát hiện thì việc đã rồi. Chẳng hạn, việc sơn phết ở di tích quốc gia chùa Đậu (Hà Nội) đã khiến các bức tượng La Hán tại đây rơi vào tình trạng móng chân móng tay đỏ chót và nước sơn bóng loáng. GS Trần Lâm Biền, một chuyên gia mỹ thuật cổ, đánh giá: “Đấy là xu hướng đĩ thõa hóa tượng”. Vụ việc này cũng chỉ được biết khi báo chí đưa tin.
Điều đáng nói hơn, nhiều công trình sau khi phát hiện sai phạm đã rơi vào tình trạng không thể vãn hồi. Hương Nghiêm pháp đường giờ vẫn đứng sừng sững và không thể hoàn trả nguyên trạng. Ở di tích quốc gia đặc biệt chùa Trăm gian, đành phải chấp nhận công trình đã bị “cấy” vào. Sau khi bị sơn thếp, di tích quốc gia đền Gióng (H.Gia Lâm, Hà Nội) đã không thể phục hồi như cũ. Chuyên gia mỹ thuật sau giám định cho biết, nếu bóc lớp sơn này đi sẽ làm hỏng mảng chạm tốt nhất, đẹp nhất ở đây. Hiện tại, việc gỡ bỏ công trình xây trái phép, trả lại nguyên trạng cho di sản Tràng An cũng sẽ phải đối mặt với việc di sản bị tổn thương do đá vôi vốn rất giòn.

3. Cầm vàng không tiếc vàng

Một thành viên Hội đồng di sản cho biết, không chỉ mắc mứu vì kiến thức địa phương kém, mà còn ở trách nhiệm của người giữ di sản. Ông lấy ví dụ về việc sơn mới di tích quốc gia đặc biệt Nhà hát Lớn hồi năm 2015. Theo đó, giám đốc nhà hát đã cho sơn mà không tham khảo hồ sơ về di tích này. Chính vì thế, nhà hát mới xây có màu vàng chóe không liên quan đến di tích gốc. Thanh tra Bộ VH-TT-DL khi đó cũng cho biết, ngay cả khi sửa chữa định kỳ vẫn phải xin phép. “Đây rõ ràng là do ý thức trách nhiệm kém”,
Trên đây là các thông tin về Một số hoạt động gián tiếp tàn phá di sản văn hóa vật thể quốc gia Luật ACC cập nhật được xin gửi đến các bạn đọc, hi vọng với nguồn thông tin này sẽ là nguồn kiến thức hữu ích giúp các bạn hiểu hơn vấn đề trên. Trong quá trình tìm hiểu nếu có vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ công ty Luật ACC để được hỗ trợ ngay nhé.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo