Mở tiệm tóc có cần đăng ký kinh doanh? 

Mở tiệm tóc có cần đăng ký kinh doanh?

Ông bà ta có câu “cái răng cái tóc là góc con người” cho thấy tầm quan trọng của hàm răng và mái tóc đối với nét đẹp con người. Do đó, cũng không còn quá xa lạ với dịch vụ làm tóc hiện nay trên thị trường. Có rất nhiều hình thức dịch vụ làm tóc khác nhau từ bình dân cho đến salon, spa làm tóc,... Tuy nhiên, để kinh doanh dịch vụ làm tóc hay nói cách khác là mở tiệm làm tóc có cần đăng ký kinh doanh hay không là một câu hỏi rất thường gặp đối với những cá nhân, tổ chức muốn thực hiện việc kinh doanh tiệm tóc. Sau đây là bài viết để giải đáp những thắc mắc đó. 

1. Pháp luật quy định như thế nào về việc đăng ký kinh doanh? 

Tham khảo về vấn đề đăng ký kinh doanh được quy định bởi pháp luật hiện hành: Tại đây

2. Pháp luật quy định như thế nào về dịch vụ làm tóc? 

Căn cứ vào Phụ lục II Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, với mã ngành 9631 - 96310 thì dịch vụ làm tóc gồm cắt tóc, làm đầu, gội đầu và được phân loại như sau: 

+  Cắt tóc, gội đầu, uốn, sấy, nhuộm tóc, duỗi thẳng, ép tóc và các dịch vụ làm tóc khác phục vụ cả nam và nữ;

+ Cắt, tỉa và cạo râu;

+ Massage mặt, làm móng chân, móng tay, trang điểm...

Loại trừ: Làm tóc giả được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu).

Tiệm Tóc

  Mở tiệm tóc có cần đăng ký kinh doanh?

3. Mở tiệm tóc có cần đăng ký kinh doanh không? 

Như đã phân tích ở trên thì dịch vụ làm tóc được phân loại thành 3 phân nhánh nhỏ. Trong đó, hoạt động cắt tóc, gội đầu, uốn, sấy,... cắt, tỉa và cạo râu thì theo hệ thống pháp luật hiện hành không thuộc một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bắt buộc phải đăng ký kinh doanh được quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư năm 2020. 

Mặt khác, theo quy định tại Khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cũng có quy định: “Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trò trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”. 

Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 1 và Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Theo đó, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên được hiểu là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là "thương nhân" theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể, bao gồm:

+ Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

+ Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

+ Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

+ Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

+ Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

+ Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Từ quy định trên có thể thấy rằng hoạt động cắt tóc là hoạt động không phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh dù có hoặc không có địa điểm kinh doanh - cắt tóc cố định. Do đó, nếu xét trên khía cạnh tiệm tóc mở ra chỉ với hoạt động kinh doanh là cắt tóc thì theo quy định của pháp luật không phải đăng ký kinh doanh

Tuy nhiên, không ai mở tiệm tóc chỉ kinh doanh hoạt động cắt tóc không mà thôi. Thường thì những tiệm tóc sẽ có kết hợp với xoa bóp, massage và một số hoạt động nâng cao sức khỏe khác thì lúc này việc mở tiệm tóc phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh. Bởi vì, dẫn chiếu đến Phụ lục IV Luật Đầu tư năm 2020 thì kinh doanh xoa bóp là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện và bắt buộc cá nhân, tổ chức kinh doanh ngành nghề này có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh. 

4. Các bước đăng ký kinh doanh tiệm tóc

 Về thủ tục đăng ký kinh doanh, tùy theo mục đích của người kinh doanh mong muốn mà có thể đăng ký thành lập tiệm tóc dưới các hình thức khác nhau như: doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. 

Để thực hiện việc đăng ký kinh doanh tiệm tóc với hình thức cá thể (bao gồm cá nhân hoặc hộ gia đình) bạn cần phải nộp hồ sơ tại Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi bạn đặt địa chỉ quán. Còn với hình thức doanh nghiệp bạn cần phải nộp tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi bạn đặt địa chỉ quán.

Sau đây là các bước đăng ký kinh doanh tiệm tóc dưới hình thức cá thể (bởi vì đây là hình thức đơn giản, dễ thực hiện và phải chịu ít thứ thuế hơn những hình thức còn lại):

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh, bao gồm:

+ Đơn đăng ký theo mẫu của Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi bạn đặt địa chỉ của tiệm. Trong giấy phép đăng ký chủ hộ kinh doanh cá thể hoặc mở tiệm tóc cần lưu ý đến những thông tin: thông tin chủ tiệm tóc, ngành nghề kinh doanh (phải đăng ký đúng ngành nghề kinh doanh và phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện nếu đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư năm 2020), tên của tiệm tóc (không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn) và địa chỉ tiệm tóc (là nơi hoạt động của tiệm tóc). 

+ CMND công chứng của chủ hộ và các thành viên (nếu có).

+ Hợp đồng thuê nhà (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. 

Cơ quan có thẩm quyền trong việc đăng ký kinh doanh tiệm tóc dưới hình thức cá thể là Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi đặt địa chỉ quán và nộp lệ phí. 

Bước 3: Chờ kết quả xét duyệt hồ sơ. 

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ cơ quan có thẩm quyền sẽ xét duyệt hồ sơ và đưa ra các quyết định như: yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký, chấp nhận việc đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo…

Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc sửa đổi, bổ sung các thông tin cần thiết nếu được yêu cầu trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi gửi đến quý bạn đọc về vấn đề đăng ký kinh doanh khi mở tiệm tóc. Nếu như còn thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan đến vấn đề này hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi có những dịch vụ như tư vấn thủ tục đăng ký kinh doanh tiệm tóc, hỗ trợ chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kinh doanh và một số dịch vụ liên quan khác. 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo