Kinh nghiệm mở quán bia ở nông thôn lợi nhuận cao

Có nên mở quán bia ở nông thôn không là thắc mắc của nhiều người đang có ý tưởng kinh doanh tại những vùng quê. Hiện nay, mức thu nhập của người dân tại nông thôn nước ta đã tăng lên đáng kể so với thời gian trước. Theo đó, nhu cầu về vật chất và tinh thần cũng tăng cao, đặc biệt là ăn uống. Khi đời sống của người dân phát triển hơn thì rất đông người đã quay về mở quán bia hơi ở các vùng nông thôn, ven đô thị vì nhìn ra được tiềm năng của mô hình này. Mức độ cạnh tranh thấp, nhu cầu của người dân nhiều lại tận dụng được nguồn cung hàng hóa tự nhiên từ địa phương giúp việc mở quán bia hơi ở nông thôn tối ưu chi phí ban đầu mà vẫn thu về lợi nhuận cao.

Kinh nghiệm mở quán bia ở nông thôn lợi nhuận cao

Kinh nghiệm mở quán bia ở nông thôn lợi nhuận cao

I. Có nên mở quán bia hơi ở nông thôn hay không?

Người Việt rất thích uống bia, đặc biệt là bia hơi. Bia hơi có giá rẻ, hương vị ngon và đậm đà, phù hợp với người dân nông thôn, nhất là trong những ngày thời tiết nắng nóng. Quán bia cũng là nơi thích hợp để tổ chức các buổi họp mặt gia đình, bạn bè. Ngoài ra, một số món nhậu đơn giản trong thực đơn mở quán bia ở nông thôn như: lạc rang, đậu phụ rán, các món gỏi, gà, ếch rang muối,… rất cuốn khách hàng.

1. Ưu điểm khi mở quán bia hơi ở nông thôn

  • Chi phí đầu tư thấp: So với việc mở quán bia hơi ở các thành phố lớn như Hà Nội hay Sài Gòn thì mở quán bia hơi ở nông thôn không đắt đỏ bằng. Đó là vì chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân viên vùng nông thôn rẻ hơn rất nhiều, chỉ bằng khoảng một nửa hoặc ⅔ chi phí ở đô thị. Chưa kể tới quán cũng không cần phải quá chú trọng vào việc đầu tư không gian ấn tượng hay marketing nhiều. Vốn bỏ ra ban đầu thấp như vậy nên mở quán bia hơi ở nông thôn rất phù hợp với những người có tài chính eo hẹp như nhóm người trẻ mới khởi nghiệp cùng hùn vốn làm ăn, người dùng tiền tiết kiệm để đầu tư thêm làm cổ đông, những người bỏ phố về quê làm việc,…
  • Nguyên liệu rẻ và đa dạng: Ở các thành phố lớn, mở quán bia hơi thì sẽ phải nhập nguyên liệu từ các nhà cung cấp ở những nơi khác như vùng ngoại thành, từ nông trại đưa vào,… Không chỉ giá cả nguyên liệu đắt hơn, phải chịu thêm phí vận chuyển mà nguyên liệu đi một quãng đường xa đến nơi cũng có thể không còn tươi ngon như ban đầu. Nông thôn có sẵn nhiều đặc sản, rau củ quả, các loại thịt, thủy sản tươi sống, đặc biệt là các loại rượu bia tự làm. Những sản phẩm này không chỉ có chất lượng tốt mà mức giá cũng rất rẻ. Hơn nữa nếu mua hàng từ các nông trại ở nông thôn còn không phải chịu phí vận chuyển và nguyên liệu có thể lấy ngay tại vườn mang về dùng nên đảm bảo tươi ngon, biết rõ nguồn gốc. 
  • Tiềm năng phát triển lớn: Từ trước tới nay người Việt Nam rất thích uống bia, tính riêng mức tiêu thụ bia năm 2022 đã lên tới 2,2% toàn cầu, tương đương 3,8 triệu lít/năm, chứng minh lĩnh vực kinh doanh bia rượu ở Việt Nam vẫn luôn luôn khởi sắc. Ngoài ra, khi kinh tế ngày càng phát triển thì đời sống của nhân dân cũng được nâng cao, ở những vùng quê nông nghiệp nhu cầu ăn uống – giải trí của người dân đang tăng lên từng ngày. Mở quán bia hơi ở nông thôn không chỉ “đánh” trúng vào nhu cầu đó mà còn không phải đối mặt với sức ép cạnh tranh “1 mét vuông 10 quán bia hơi” như ở vùng thành thị, dễ tiếp cận khách hàng hơn.
  • Ít cạnh tranh: Số lượng quán nhậu ở nông thôn khá ít nên khả năng cạnh tranh ít hơn so với ở thành phố.
  • Chi phí thuê nhân viên thấp: Chi phí thuê nhân viên ở nông thôn cũng thường rẻ hơn so với thành phố, giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền đầu tư.

1.2. Nhược điểm khi mở quán bia hơi ở nông thôn

  • Lượng khách không ổn định: Tuy rằng thị trường kinh doanh dịch vụ ăn uống nói chung ở vùng nông thôn đang phát triển, nhưng do sự dịch chuyển cơ cấu dân số, người dân vùng quê có xu hướng lên thành phố tìm việc nên số lượng dân cư ở nông thôn không còn đông đúc như trước. Hơn nữa, người dân ở nông thôn vẫn thích ăn nhậu tự làm tại nhà, chỉ khi mời bạn bè hoặc dịp đặc biệt họ mới ra hàng, cho nên các quán bia hơi ở nông thôn có thể sẽ không có lượng khách đông đúc, đều đặn và ổn định như ở thành phố. 
  • Hoạt động dịch vụ không được bài bản: Khách hàng ở vùng nông thôn không đòi hỏi các quán ăn, quán nhậu phải có dịch vụ chuyên nghiệp như ở thành thị, nhưng đây cũng là một hạn chế nếu các quán bia muốn hoạt động bài bản, quy củ. Ví dụ như ở thành phố, các quán bia sẽ tính thêm phí rất cao nếu khách hàng mang đồ ăn hoặc đồ uống từ ngoài vào. Nhưng với các quán ở nông thôn thì sẽ không thể tính phí này hoặc tính thật thấp, nếu không sẽ rất dễ mất khách. Hoặc các quán nhậu ở thành thị sẽ có quy định rất rõ ràng về giờ giấc đóng cửa để đảm bảo an ninh trật tự đô thị, nhưng ở vùng nông thôn thì cần “thoáng” hơn một chút.

II. Kinh nghiệm mở quán bia bình dân

1. Chọn thời điểm mở quán bia hơi thích hợp

Doanh số bán hàng của những cửa hàng kinh doanh đồ uống cũng thường tăng rất cao trong mùa hè, vậy nên các chủ quán hãy nhanh tay “chớp” thời cơ này để mở quán bia. 

Tốt nhất là có thể lựa chọn thời điểm khai trương trước khi mùa hè bắt đầu khoảng từ nửa tháng đến một tháng để quán còn kịp đón khách, sửa sang hút khách và xây dựng tệp khách hàng trung thành. Như vậy thì khi thời tiết oi nóng hẳn lên, khách hàng đã có ngay một địa chỉ uống bia hơi quen thuộc, chất lượng để rủ nhau đi nhậu.

Mùa đông thường chỉ là thời điểm các quán hoạt động cầm chừng, cố gắng kiếm lời từ khách quen thỉnh thoảng ghé qua hoặc phải xây dựng riêng thực đơn ăn nhậu mùa đông để hút thêm khách. Vậy nên nếu mở quán bia hơi vào thời điểm này thì rất dễ rơi vào tình trạng ế ẩm, ít khách hơn mùa hè, thậm chí còn thua lỗ.

2. Chọn địa điểm mở quán bia hơi đắc địa

Địa điểm lý tưởng nhất cho những quán bia hơi sẽ là ở các khu vực đông dân cư, gần chợ, nhiều người qua lại, đi lại tiện đường. Quán bia hơi sẽ cần không gian rộng để kê được nhiều bàn ghế phục vụ nhiều khách trong những khung giờ cao điểm, cần có hệ thống quạt – điều hòa làm mát, cần có chỗ để xe rộng rãi cho khách. 

Không nên mở quán bia hơi ở nơi gần trường học, gần các cơ quan hành chính hay nơi tâm linh như đền chùa,… vì khách uống bia thường có xu hướng thích hò hét, chúc tụng và cả hát karaoke, như thế có thể gây ồn ào làm phiền; trong khi những địa điểm trên lại cần giữ trật tự.

Ngoài ra, chủ quán bia cũng nên tránh mở quán ở gần những quán nhậu, quán bia đã mở từ trước. Không chỉ là vấn đề cạnh tranh bên nào hút khách nhiều hơn, tránh cảnh “một núi có hai hổ” mà kinh doanh cùng một lĩnh vực, lại mở cạnh nhau như vậy rất dễ dẫn đến mâu thuẫn, lâu ngày có thể phát sinh tranh chấp. Ở vùng nông thôn rất coi trọng tình làng nghĩa xóm, nếu đôi bên cãi cọ, người dân thường sẽ bênh vực và ủng hộ những người đã đến làm ăn trước, gắn bó lâu rồi hơn là những người mới “chân ướt chân ráo” đến.

images-content-phap-ly-40-1

3. Chuẩn bị menu thực đơn ăn nhậu hấp dẫn

Điều không thể thiếu khi đi uống bia hơi là các món nhắm, nhậu thơm ngon, hấp dẫn. Menu quán bia thường chia làm 2 phần chính, một nửa là những món ăn kèm để lai rai lúc uống bia; một nửa sẽ là những món chính như lẩu để ăn vào lúc cuối bữa cho no bụng.

Trong đó, những món ăn kèm sẽ có đặc điểm là đơn giản, dễ làm, không mất quá nhiều thời gian chế biến và thường được làm mặn một chút để khách uống bia thấy ngon miệng hơn. Phổ biến hay thấy nhất trong những quán bia hơi là: Lạc luộc/rang, đậu rán giòn, ngô chiên, chân cánh gà, lòng lợn, gà xào, thịt luộc, rau xào, ếch chiên, vài món cuốn đơn giản,… 

Đến khi đã nhậu gần xong rồi, khách sẽ gọi một món cuối để “chốt” bữa ăn, thường là các món lẩu có kèm bún hoặc mỳ tôm. Vì lúc này khách cũng đã khá no bụng rồi nên các quán có thể phục vụ một số món lẩu dễ ăn như lẩu riêu cua sườn sụn bắp bò, lẩu gà, lẩu cá hoặc lẩu ếch,…

Ngoài bia hơi, đừng quên đưa thêm cả những loại đồ uống khác vào menu như rượu mận, rượu táo mèo, coca,… để khách có thêm lựa chọn phù hợp.

images-content-phap-ly-36-1

4. Chọn bia hơi ngon

Để kinh doanh bia ổn định và đảm bảo chất lượng bia đồng đều, các quán bia hơi nên nhập bia từ một nguồn cung cấp có sức cung lớn, có thể giao bia tươi hằng ngày. Nguồn cung này cần phải đủ điều kiện về vấn đề vệ sinh – an toàn thực phẩm, có hợp đồng hóa đơn rõ ràng để phòng khi cơ quan chức năng kiểm tra thì quán bia có thể chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của hàng hóa. 

Quán bia cũng nên thảo luận và “chốt” với bên cung cấp trước về việc sẽ đền bù như thế nào nếu phát hiện ra bia có vấn đề, bia không ngon,… Lựa chọn những thương hiệu bia lớn, đã kinh doanh lâu năm trên thị trường, có uy tín và làm ăn minh bạch. Những hãng như vậy đều sẽ kí kết hợp đồng nhập hàng đàng hoàng, có chương trình ưu đãi cho đại lý và thường tặng kèm quà như máy bảo quản bia, công cụ chiết – rót,… 

Không nên tham rẻ mà chọn mua từ những nguồn kém chất lượng, làm thủ công nhưng không đảm bảo vệ sinh, bởi khi dùng bia của những bên đó thì rất có thể sẽ gây hại cho sức khỏe khách hàng. Khi bị phát hiện ra, không những quán bia phải bồi thường phí điều trị cho khách mà còn mất uy tín và danh dự, có thể phải đóng cửa.

images-content-phap-ly-28-2

5. Tìm hiểu kỹ về văn hóa địa phương

Trước khi muốn mở quán bia hơi ở bất kỳ một vùng nông thôn nào thì chủ quán nên có thời gian tìm hiểu về văn hóa, đời sống, phong tục, thói quen sinh hoạt của người dân ở vùng đó; tương tự như việc nghiên cứu thị trường và xác định phân khúc khách hàng mục tiêu vậy. Nếp sống của địa phương sẽ quyết định rất lớn tới việc quán bia hơi có khách hay không; ví dụ ở những vùng nhiều người lớn tuổi, người trẻ đã vào thành phố làm việc hết rồi thì không nên mở quán bia quy mô lớn vì sẽ không có nhiều khách. 

Hiểu biết kỹ về văn hóa địa phương và thói quen của người dân địa phương còn giúp chủ quán bia nắm được mình nên cung cấp dịch vụ gì, bán đồ gì mới phù hợp với họ nhất, từ đó có thể tối ưu doanh số bán hàng. Bên cạnh đó, đây cũng là lợi thế giúp chủ quán bia có thể xây dựng mối quan hệ thân thiết, gắn bó với cộng đồng dân cư vùng nông thôn, lấy được cảm tình của họ và nhanh chóng vượt qua giai đoạn đầu có thể bị kỳ thị vì là người nơi khác tới làm ăn. 

Bên cạnh đó, trước khi mở quán bia hơi, chủ quán nên xin đầy đủ hồ sơ giấy tờ bao gồm giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh – an toàn thực phẩm, chú ý việc nộp thuế theo đúng thời hạn. Điều này sẽ giúp quán tránh được các rắc rối về mặt pháp lý, cũng như bảo vệ được quyền lợi chính đáng và tạo ấn tượng tốt cho người dân địa phương.

6. Đăng ký thủ tục pháp lý

Bạn muốn mở quán bia ở nông thôn để kinh doanh theo đúng quy định pháp luật thì cần thực hiện các thủ tục pháp lý như: Xin giấy phép đăng ký kinh doanh, xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, chứng nhận phòng cháy chữa cháy,…

images-content-phap-ly-38

7. Đầu tư cơ sở vật chất

Ngoài việc cải tạo không gian, trang trí biển bảng đơn giản thì bạn cần mua sắm nội thất quán bia hơi như: tủ lạnh, bàn ghế, quầy thanh toán, các thiết bị bảo quản, chiết rót, thiết bị bếp, bát đũa, quạt,…. Nếu quán quy mô nhỏ (10 – 15 bàn) thì có thể khoảng 50 – 100 triệu đồng. Còn với quán quy mô lớn thì ngân sách lên tới vài trăm triệu đồng.

images-content-phap-ly-34-2

8. Chi phí thuê nhân viên 

Bạn có thể tham khảo thị trường và dựa trên ngân sách, đầu việc của từng vị trí để tuyển dụng và trả lương cho nhân viên. Tùy từng vị trí hoặc làm fulltime/part-time sẽ có mức lương tương ứng.

9. Các chi phí khác

Ngoài những khoản phí kể trên, bạn cũng nên dự phòng một khoản dự trù cho việc kinh doanh trong những tháng đầu. Bên cạnh đó, một số chi phí có thể phát sinh hàng tháng như: 

  • Tiền điện, nước, internet, phí vệ sinh khoảng 5 – 7 triệu đồng/tháng.
  • Tiền sửa chữa, bảo dưỡng đồ dùng, dụng cụ khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng

III. Một số câu hỏi thường gặp 

1. Mở quán bia ở nông thôn có khó không?

Mở quán bia ở nông thôn không khó, nhưng cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, nhu cầu của khách hàng và các yếu tố khác để đảm bảo quán kinh doanh thành công.

2. Cách thu hút khách hàng đến quán bia ở nông thôn?

Để thu hút khách hàng đến quán bia ở nông thôn, bạn cần thực hiện các hoạt động marketing như phát tờ rơi, quảng cáo trên mạng xã hội,... Ngoài ra, bạn cũng cần chú trọng đến chất lượng dịch vụ và giá cả để giữ chân khách hàng.

3. Cách quản lý quán bia ở nông thôn hiệu quả?

Để quản lý quán bia ở nông thôn hiệu quả, bạn cần lập bảng thu chi chi tiết, theo dõi tình hình kinh doanh của quán và đưa ra các giải pháp để tối ưu hóa chi phí.

4. Lợi nhuận từ quán bia ở nông thôn là bao nhiêu?

Lợi nhuận từ quán bia ở nông thôn phụ thuộc vào quy mô, hình thức kinh doanh và cách quản lý của quán. Thông thường, lợi nhuận từ quán bia ở nông thôn dao động từ 20 triệu đến 50 triệu đồng mỗi tháng.

5. Ngoài những yếu tố đã nêu trên, cần lưu ý những gì để đảm bảo quán bia ở nông thôn kinh doanh thành công?

Ngoài những yếu tố đã nêu trên, bạn cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo quán bia ở nông thôn của bạn kinh doanh thành công:

  • Chú trọng chất lượng đồ ăn, thức uống: Đồ ăn, thức uống là sản phẩm chính của quán bia, do đó bạn cần đảm bảo chất lượng để thu hút khách hàng.
  • Tạo không gian quán thoải mái, thân thiện: Không gian quán bia cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Bạn cần tạo không gian quán thoải mái, thân thiện để khách hàng có thể thư giãn và tận hưởng những giây phút vui vẻ bên bạn bè, người thân.
  • Chăm sóc khách hàng chu đáo: Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của quán bia. Bạn cần chăm sóc khách hàng chu đáo, nhiệt tình để họ có ấn tượng tốt về quán và quay trở lại lần sau.

Kết luận

Mở quán bia ở nông thôn là một ý tưởng kinh doanh tiềm năng với chi phí đầu tư không quá lớn và khả năng thu hồi vốn nhanh. Tuy nhiên, để quán kinh doanh thành công, bạn cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và thực hiện đúng các bước.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1156 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo