1. Mở đại lý thuế có phải đóng thuế không?
Theo đó, đại lý thuế là doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Về hồ sơ, thủ tục đăng ký đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế đối với đại lý thuế, trước khi hoạt động, đại lý thuế phải lập một bộ hồ sơ đề nghị cấp “Xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế” gửi Cục Thuế nơi đại lý thuế đóng trụ sở chính; Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế; Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có xác nhận của đại lý thuế); Bản chụp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế của các nhân viên đại lý thuế (có xác nhận của đại lý thuế).
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Cục Thuế kiểm tra đối chiếu thông tin đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cục Thuế cấp “Xác nhận đủ điều kiện hoạt động đại lý thuế” đối với doanh nghiệp đủ điều kiện; trường hợp không đủ điều kiện thì Cục Thuế có văn bản trả lời doanh nghiệp.
2. Những loại thuế phải nộp
Do đó, đại lý thuế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và Luật quản lý thuế 2019. Như vậy, cũng giống như các loại hình kinh doanh khác, đại lý thuế khi đã được cấp giấy phép hoạt động thì phải có các nghĩa vụ về thuế đối với nhà nước như sau:
- Thuế môn bài:
Ngày 24/02/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài. Cụ thể, doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể cần lưu ý một số điểm mới như sau: Miễn lệ phí môn bài trong 1 năm cho doanh nghiệp mới thành lập
Theo đó, bổ sung đối tượng được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ 01/01 đến 31/12) đối với: Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới); Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh; Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của 02 đối tượng trên thành lập trong thời gian được miễn lệ phí môn bài.
Theo đó, căn cứ Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP để xác định thuế môn bài như sau:
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Thuế giá trị gia tăng:
Thuế giá trị gia tăng hay còn gọi là thuế VAT. Căn cứ từng mặt hàng mà thuế VAT có thể là 0%, 5% hoặc 10%. Các hàng hóa, dịch vụ thông thường có thuế suất là 10%.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%
Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%.
Doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% tại khoản này là doanh thu của năm trước liền kề.
Như vậy, khi mở đại lý thuế thì doanh nghiệp phải đóng các loại thuế nêu trên. Trong khi tìm hiểu có thắc mắc hãy đặt câu hỏi, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận