Trái cây chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe con người. Bởi vậy mở cửa hàng bán trái cây rất được ủng hộ. Tuy nhiên để kinh doanh thành công không phải ai cũng làm được. Mở cửa hàng bán trái cây thành công khi hội tụ đủ các yếu tố cùng kinh nghiệm, kiến thức học tập, tích lũy,... Vậy mở cửa hàng bán trái cây như thế nào? Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ đưa ra một số hướng dẫn mở cửa hàng bán trái cây
Mở cửa hàng bán trái cây
1. Khởi nghiệp mở cửa hàng bán trái cây thành công
- Lựa chọn mặt bằng: vấn đề này ảnh hưởng đáng kể tới việc kinh doanh vì khi bạn thuê được một địa chỉ ở vị trí trung tâm đông đúc thì sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng.
- Lựa chọn nguồn cung cấp trái cây uy tín: để mở cửa hàng bán trái cây thành công thì không thể “gian lận” về chất lượng sản phẩm được. Trái cây sạch, uy tín sẽ tại được niềm tin nơi khách hàng và dần tạo nên một lượng khách quen
- Kế hoạch kinh doanh: một người thành công là một người có kế hoạch, định hướng chi tiết, bởi vậy bạn cần có một kế hoạch kinh doanh cụ thể khi mở cửa hàng bán trái cây
- Vốn kinh doanh: đây là vấn đề vô cùng quan trọng, bởi có vốn bạn mới có đủ điều kiện để kinh doanh. Tùy thuộc vào điều kiện, quy mô cửa hàng cũng như khả năng kinh tế của bạn thì cần bao nhiêu vốn
- Các thủ tục pháp lý: điều này cũng rất cần thiết bởi nếu không tuân thủ pháp luật bạn sẽ chịu phạt. Để thực hiện nhanh chóng các thủ tục pháp lý này bạn nên lựa chọn một công ty cung cấp dịch vụ pháp lý sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều…
2. Thủ tục đăng ký mở cửa hàng bán trái cây
2.1. Đối với hình thức Hộ kinh doanh
Chuẩn bị hồ sơ
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh
- Ngành, nghề kinh doanh
- Số vốn kinh doanh
- Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
- Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Nộp hồ sơ
- Chủ kinh doanh nộp Hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh (thông thường là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc UBND huyện).
- Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người chủ kinh doanh.
2.2. Đối với hình thức Doanh nghiệp
Chuẩn bị hồ sơ
- Giấy đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy phép kinh doanh.
- Bản sao có công chứng của các giấy tờ còn hiệu lực pháp luật như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân. Trường hợp nếu là một tổ chức mở công ty thì cung cấp thêm theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định mở công ty hợp pháp.
- Bản điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh xách tay (không yêu cầu đối với doanh nghiệp tư nhân).
- Nội dung về thông tin và tất cả các thành viên cũng như cổ đông cùng mở công ty.
Nộp hồ sơ
- Chủ kinh doanh nộp Hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Việc xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng tương tự như thủ tục đăng ký kinh doanh Hộ gia đình. Chủ kinh doanh cần lưu ý các thủ tục, cũng như thực hiện việc bổ sung, sửa đổi hồ sơ đăng ký kinh doanh kịp thời khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh.
3. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chủ kinh doanh xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Cửa hàng kinh doanh hoa quả phải đảm bảo những điều kiện theo Luật an toàn thực phẩm. Cụ thể:
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất; kinh doanh thực phẩm theo quy định;
- Có đăng ký ngành; nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Như vậy, trên đây Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp thông tin cũng như đưa ra một số hướng dẫn mở cửa hàng bán trái cây. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về mở cửa hàng bán trái cây hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận